Văn hóa Huế | Homepage
Khánh thành Đài phòng thủ cuối cùng của Hoàng thành triều Nguyễn

Khánh thành Đài phòng thủ cuối cùng của Hoàng thành triều Nguyễn

🕔27.Nov 2013

– Chiều 22/11, tại Hoàng thành Huế đã diễn ra lễ Khánh thành công trình “Bảo tồn, phục hồi di tích Đông Khuyết Đài”. Đây là Khuyết Đài cuối cùng trong 4 Khuyết đài theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc tại khu Hoàng thành Huế được tu bổ thành công.

Công trình di tích Đông Khuyết Đài tọa lạc ở chính giữa mặt Đông của Hoàng Thành Huế. Phía Tây giáp Phủ Nội Vụ và vườn Cơ Hạ; phía Nam giáp cửa Hiển Nhơn; phía Đông đối diện hồ Ngoại Kim Thủy, và đường Đoàn Thị Điểm; phía bắc là tường của Hoàng Thành. Khi quy hoạch khu vực Hoàng Thành năm 1804, vua Gia Long cho xây dựng ở chính giữa mỗi mặt thành một Khuyết Đài lấy tên theo bốn hướng: Nam Khuyết Đài, Đông Khuyết Đài, Tây Khuyết Đài và Bắc Khuyết Đài.

 


Đông Khuyết Đài được tu sửa

 

Đông Khuyết Đài được xây dựng với chức năng phòng thủ, đảm bảo an ninh cho chế độ phong kiến tập quyền của nhà Nguyễn. Vì vậy, đến khi triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam sụp đổ thì chức năng phòng thủ của công trình này cũng không còn. Đây là một đặc điểm lịch sử của di tích Đông Khuyết đài và một số di tích khác có cùng chức năng.

Công trình này trước đây có tổng diện tích diện tích 1.783 m2 bao gồm: Thành đài xây bằng gạch vồ cao 4,2m, dày trung bình 1,3m xây theo kiểu “Thượng thu hạ thách”. Bên trong thành đổ đất đầm chặt, trên thành có lan can xây gạch vồ cao 1,08m theo dạng ô hộc có gắn hoa văn gốm trang trí không men. Phần tường thành phía tây được xây thêm tường hậu bằng gạch vồ dày 0,3m, cao 2,3m, ngoài trát vữa bã màu. Chính giữa đài xây dựng một nhà canh bằng gỗ hình vuông có kích thước mặt bằng 11,13×11,13m, mái lợp ngói liệt. Qua thời gian và chiến tranh, phần kiến trúc gỗ đã bị triệt giải hoàn toàn. Phần tường hậu và lan can đã bị hư hỏng hoàn toàn. Nhiều đoạn tường thành bị nứt gãy và một phần bị bom đạn phá vỡ.

 


Đài nằm trên thành, xung quanh là hào nước. Đài có nhiệm vụ phòng thủ cho Hoàng thành Huế

 

Với thời gian thực hiện dự kiến là 16 tháng (từ ngày 1/3/2013 – 30/6/2013) với tổng chi phí 11,2 tỷ đồng. Nhưng chỉ qua hơn 8 tháng kể từ ngày khởi công, đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, thợ thủ công lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm trùng tu di tích Huế phối hợp với Ban QLDA, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế và Phân viện KHCNXD miền Trung đã hoàn thành dự án Bảo tồn, phục hồi di tích Đông Khuyết Đài với các phần việc chính sau:

Phục hồi nhà canh (11,32mx11,32m=177,4m2); bó vĩa xây gạch vồ vữa; Khung, mái, cửa làm bằng gỗ nhóm 2 được bảo quản gỗ bằng thuốc chống mối và sơn quang; mái lợp ngói liệt tráng men Hoàng Lưu Ly; con giống vữa đắp tô màu; Phục hồi tường thành lan can; Ô hộc ở lan can gắn gạch hoa văn gốm không men theo nguyên mẫu; Sân vườn được tôn tạo sân vườn cùng hệ thống cây xanh…

Sau hơn 8 tháng thi công, công trình đã hoàn thành vượt tiến độ và đạt được các yêu cầu theo thiết kế đã được phê duyệt. Đây là Khuyết Đài cuối cùng trong 4 Khuyết Đài của Hoàng Thành đã được tu bổ. Theo TS. Phan Thanh Hải, GĐ Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, “Việc hoàn thành dự án này không chỉ bảo tồn, phục hồi một công trình lịch sử có giá trị và tạo một điểm nhấn kiến trúc đẹp trên tổng thể Hoàng Thành, mà còn sẽ hình thành một điểm tham quan, trưng bày và tổ chức dịch vụ mới trong tuyến du lịch thăm Hoàng Cung”.


Nhà canh được dựng lại


Các kết cấu gỗ ở nhà canh rất chắc chắn và mang tính thẩm mỹ cao – giống với lúc xưa

Có 2 cửa vòm dẫn từ Đông Khuyết Đài xuống đất ở phía bên trong Hoàng thành


Khuyết Đài Đông nhìn từ đường Đoàn Thị Điểm vào rất cân xứng với khung cảnh sau khi được tu bổ thành công

Đại Dương (theo Dân Trí)

Similar Articles

Tìm lại cốt cách Huế

Một buổi diễu hành của người Huế trong trang phục áo dài truyền thống

Huế phải luôn luôn mới!

Huế phải luôn luôn mới!

Chương trình Huế Countdown 2021 - lễ hội âm nhạc và đếm ngược chào đón

Xây dựng Thành phố di sản & những kỳ vọng đột phá

Xây dựng Thành phố di sản & những kỳ vọng đột phá

Trên thế giới, nhiều thành phố mặc nhiên được người ta biết đến là những

Tri ân chim trời

Tri ân chim trời

Đây là câu chuyện mà lần đầu tôi được nghe: “Ở vùng nông thôn Israel,

Bệnh dịch và số phận của con người xã hội

Bệnh dịch và số phận của con người xã hội

Bệnh dịch không chỉ thử thách sức đề kháng của con người sinh học, chúng

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose