Văn hóa Huế | Homepage
Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã, chốn non nước hữu tình

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã, chốn non nước hữu tình

🕔16.Mar 2014

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã được bao bọc bởi hồ Truồi, ngự trên ngọn núi Linh Sơn, thuộc địa bàn xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế). Nằm cách Quốc lộ 1A khoảng 10km, cách thành phố Huế khoảng 35km và TP Đà Nẵng 65Km nên rất thuận tiện. Nơi đây được biết đến là một điểm du lịch non nước hữu tình thu hút đông đảo du khách tham quan thưởng ngoạn.

Tại đập hồ Truồi, để đến được Thiền viện, du khách mất khoảng 15 phút đi đò qua hồ Truồi. Phóng tầm mắt nhìn xung quanh sẽ thấy những áng mây trắng bồng bềnh trôi dưới đáy hồ nước trong xanh; chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca lộ thiên đang ngồi thiền trên ngọn đồi ở trước chùa giữa hồ cao 24 mét, nặng 1.500 tấn bằng đá. Bên kia hồ là các công trình xây dựng của Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã ẩn hiện trong màu lam sương khói của ngọn Linh Sơn nằm trong dãy Bạch Mã quanh năm mây mù lãng đãng.
Du khách thích thú khi được trụ trì Thiền viện-Đại đức Thích Tâm Hạnh hướng dẫn thăm cảnh chùa
Vừa bước lên khỏi 172 bậc tam cấp, cổng tam quan của Thiền viện hiện ra cao vút, uy nghi trong nền trời xanh, mây trắng. Lúc này, du khách chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc của Thiền viện được xây dựng hài hoà trong một quần thể với tổ đường, chính điện, tăng đường, trai đường, phương trượng, lầu chuông, tháp xá lợi… quần tụ trên khu rừng nguyên sinh tươi tốt. Xen kẻ trong những khu vườn, khu rừng là những loài cây quý, hoa lạ đẹp đến mê hồn do chính bàn tay của những tăng, ni, phật tử ở đây sưu tầm và chăm sóc.
Sau khi tham quan cảnh chùa, thắp một nén nhang cầu nguyện, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan sơn thủy hữu tình, mái chùa cổ kính; những hoa văn họa tiết tôn lên vẻ cổ kính, thanh tịnh, trang nhã, nhẹ nhàng và thanh thoát. Du khách còn được Đại đức Thích Tâm Hạnh, trụ trì Thiền viện mời thưởng trà và đàm đạo. Đến với Thiền viện, du khách được hiểu thêm về dòng thiền Trúc lâm và nếu có duyên căn, du khách sẽ được hưỡng dẫn thực tập cách thiền và chánh tâm cầu nguyện, chúc phúc an lành. Theo Đại đức Thích Tâm Hạnh, Thiền viện được khởi công từ tháng 3/2006 và hoàn thành sau hai năm thi công trong điều kiện khá khó khăn vì cách trở đường vận chuyển với kinh phí từ nguồn đóng góp của Giáo hội và Phật tử.
Dưới đây là một số hình ảnh về phong cảnh hữu tình của Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã:
Quần thể kiến trúc của Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã được xây dựng dưới tán rừng nguyên sinh rất thơ mộng
Để đến được Thiền viện, phương tiện chính là đò
Ngồi trên đò, du khách chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình và cả tượng phật áng trước chùa cao 24m
Du khách phải qua 172 bậc thang để đến với Thiền Viện
Bỏ lại sau lưng 172 bậc cấp, cổng Thiền viện sừng sững, uy nghi giữa non nước trời mây
Quần thể kiến thúc của Thiền viện được bao bọc xung quanh bởi cỏ cây hoa lá
Với hoa Lạc tiên đẹp đến ngỡ ngàng 
Ngoài hoa đỗ quyên màu đỏ, màu vàng còn có sự hiện diện của Đỗ quyên trắng

 

Và hoa mua tím Malaysia

 

Phía trọng chính điện của Đại Hùng Bảo Điện

 

Phóng tầm mắt xung quanh sẽ cảm nhận được những kiến trúc được xây dựng chen lẫn giữa cánh rừng nguyên sinh

 

Lối vào nội viện tăng
Đàm đạo cùng trụ trì Thiền viện-Đại đức Thích Tâm Hạnh
Cảnh vật ở đây níu chân người khi chia tay

  Thái Sơn
(Theo Thừa Thiên Huế)

Similar Articles

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Nhiều thế hệ Việt Nam, đã từng quen thuộc với hình ảnh "chú bé loắt

Bắp miệt Cồn

Bắp miệt Cồn

Cồn Hến, nhìn lên cầu Trường Tiền - Ảnh: wikipedia Mỗi lần qua về Cồn Hến,

Tản mạn hành trình bún Việt

Tản mạn hành trình bún Việt

Trong ẩm thực Việt Nam, bún là loại món ăn được ưa thích, có mặt

Bánh ướt dẻo trắng mượt mà…

Bánh ướt dẻo trắng mượt mà…

Chiều chiều, chay xe lên Kim Long ngắm dòng Hương xinh đẹp, tạt vào quán

Đường đến lăng mộ vua Gia Long hơn 100 năm trước khác gì?

Đường đến lăng mộ vua Gia Long hơn 100 năm trước khác gì?

Theo ghi chép cửa Leopold Cadiere, đường đến lăng mộ Gia Long buộc phải đi

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose