Văn hóa Huế | Homepage
Dâu Truồi ăn “ngậm mà nghe”

Dâu Truồi ăn “ngậm mà nghe”

🕔02.Jun 2014

Hàng năm, cứ đến tầm tháng 5 âm lịch là xứ Truồi thoang thoảng hương dâu…

Không đẹp mã như dâu Nguyệt Biều, chẳng nhiều sự tích như lòn bon đất Quảng nhưng không phải tự nhiên, dâu Truồi lại được khách trong Nam ngoài Bắc “nhắc” mỗi khi có dịp ghé ngang.

Đến cử thu hoạch, dâu Truồi chỉ to xấp xỉ ngón chân cái trẻ con. Ấy vậy mà cái vị ngọt, thanh từ múi dâu trắng đục, mọng nước khiến nhiều người ăn “ngậm mà nghe”, ăn đến… “quên” nhả hột. Dâu Truồi không cứ trái to là ngon. Ra chợ, thấy ai chọn dâu Truồi cứ lật lên lật xuống, lựa cho ra trái dâu có chấm son thì biết ngay là dân “sành điệu”. Trong chùm dâu xanh pha sắc hồng, trái nào có chấm son ăn ngọt thôi rồi.


Khi dâu chín, trái nào có chấm đỏ (điểm son) ăn ngọt thôi rồi

Ngay cả người xứ Truồi cũng không rõ loài dâu này xuất nguồn từ đâu, khi nào. Mà cũng chẳng nhớ vì sao loại trái cây dân dã còn gọi là dâu tiên. Chỉ biết khi sinh ra, trong lời ru của mẹ, của bà đã thoang thoảng hương dâu thanh ngọt.

Mà kể cũng lạ, cũng là dâu Truồi nhưng bất kể là cùi hay bứng gốc, nếu đem trồng nơi khác thì cứ gọi là chua lè chua loét. Càng lạ hơn, dâu Truồi rất kỵ hái lẻ tẻ. Khi mới đến, định thò tay ngắt thử trái có chấm son ăn cho biết, chẳng ngờ bị ngăn lại. Mới đầu tưởng chủ vườn… tiếc của nhưng sau mới biết, đã hái phải hái hết cả cây, hái lẻ tẻ y như rằng một hai ngày sau, cả cây dâu sẽ bị lũ sâu kéo tới đục từng trái một.

Hôm ghé thôn Đồng Xuân, theo lời ông Trung – chủ một vườn dâu nơi đây, hiện cả thôn có khoảng vài ba chục gốc dâu, từ 30, 40 năm đến tận trăm tuổi. Tầm này mọi năm các vườn dâu chín rộ, trái cứ gọi là trĩu cành kín thân. Trước đó vài ba tháng, con buôn đã đến đặt tiền mua nguyên cây. Năm ngoái, cân ký tại vườn 20-25 ngàn, nhưng năm nay 30-35 ngàn một ký dâu nhưng các vườn vẫn méo mặt.

Cái đận Giêng hai, chẳng hiểu trời đất như răng mà sương muối ập xuống. Báo hại dâu cả làng Đồng Xuân cứ gọi là điếc đặc. Trái mới bé teo đã khô quắt, rụng xót lòng. Mấy ngày ni mụ vợ tui tiếc của, cứ lụi hụi ra ngóng mấy cây dâu coi có bòn được trái mô không. Trước được mùa, một gốc cho chừng 2 tạ, chừ bòn cả ngày mấy gốc dâu được non chục ký, đủ để cúng ông bà với cho mấy đứa cháu ở trên Huế mà hè mô cũng điện thoại về réo nội nội nhớ để con mấy ký dâu son nghe nội – ông Phan Tư chỉ mấy gốc dâu cả trăm tuổi thở dài.


Dâu đã hái phải phái hết cả cây

Dạo một vòng quang thôn Đồng Xuân… rồi lại quành về nhà ông Trung chỉ bởi hiện cả thôn, mỗi nhà ông còn vài ba gốc dâu tàm tạm trái. Ông chỉ quanh quất: Dâu mất mùa, mít, tiêu, thanh trà cũng mất theo. Thời tiết khắc nghiệt quá. Chắc lại là ba cái vụ hiệu ứng nhà kính hay biến đổi khí hậu chi chi đó phải không chú…

Rồi có lẽ thấy “tội”, ông sai mấy đứa con ra hái dâu đãi khách. Thú thật vừa háo hức vừa ngại. Chắc hiểu ý, ông trấn an: không răng mô, vườn còn 2 cây, cây ni cũng gần thu hoạch rồi. Cứ ăn cho biết dâu son xứ Truồi.


Sau đận sương muối, cả thôn Đồng Xuân giờ chỉ có nhà ông Trung còn một hai gốc dâu cho trái tàm tạm


Tàm tạm là theo lời ông Trung chứ dâu vẫn bám đầy thân cây




Dâu trĩu cành…
… kín gốc


… kín thân, trông như bầy heo con tranh nhau ti mẹ…


Sai con hái dâu đãi khách, ông trấn an, cây gần thu hoạch rồi…



… dâu ni không cần nhả hột, cứ ăn cho biết dâu son xứ Truồi.

Võ Nhân
(Theo Thừa Thiên Huế)

Similar Articles

Chùa Tra Am – chốn tiêu diêu

Chùa Tra Am – chốn tiêu diêu

Tra Am là ngôi chùa mà tôi biết sớm nhất ở Huế. Đó là khi

Gánh bún tinh mơ

Gánh bún tinh mơ

5g sáng, nhiều người vừa tạt xe vào lề đường với niềm háo hức sẽ

Huế và hoàng mai

Huế và hoàng mai

Ký ức một thời lại về trong mỗi người, mỗi gia đình khi sắc màu

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Nhiều thế hệ Việt Nam, đã từng quen thuộc với hình ảnh "chú bé loắt

Bắp miệt Cồn

Bắp miệt Cồn

Cồn Hến, nhìn lên cầu Trường Tiền - Ảnh: wikipedia Mỗi lần qua về Cồn Hến,

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose