Văn hóa Huế | Homepage

Thành Lồi hơn 1.000 tuổi trở thành di tích cấp quốc gia

🕔11.Oct 2015
Thành Lồi được xây dựng bằng đất và gạch của người Chămpa, với lịch sử trên nghìn năm tuổi vừa đón nhận bằng di tích cấp quốc gia.

Ngày 10/10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức lễ công bố quyết định và rước bằng Di tích khảo cổ học cấp quốc gia, đồng thời thực hiện việc cắm mốc lộ giới đối với di tích Thành Lồi.

Được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 7, Thành Lồi tọa lạc trên đồi Long Thọ, thuộc địa phận 3 phường Thủy Biều, Thủy Xuân và Phường Đúc của TP Huế. Thành hình vuông, chu vi dài 2 km với cấu trúc khép kín 4 mặt. Hệ thống các lũy thành nằm theo hướng Tây – Nam – Đông – Bắc do người Chămpa xây dựng kiên cố với mục đích tạo nên một công trình phòng thủ vững chắc.

thanh-loi-hon-1000-tuoi-tro-thanh-di-tich-cap-quoc-gia

Một phần của di tích Thành Lồi cổ trên đồi Long Thọ (phường Thủy Xuân, TP Huế). Ảnh: Đắc Đức.

Sách Đại nam nhất thống chí ghi “ở xã Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, thể truyền đây là chỗ ở của vua Chiêm Thành gọi là thành Phật Thệ. Thành cũ nay vẫn tục gọi là Thành Lồi”.

Năm 1989, đoàn nghiên cứu do cố giáo sư Trần Quốc Vượng dẫn đầu sau khi khảo cổ thực địa, nghiên cứu Thành Lồi, đã nhận xét: “Thành Lồi là một thành Chiêm lớn, xây dựng trên vùng đồi Dương Xuân Thượng với đầy đủ hệ thống hào, hệ thống thoát nước… Thành Lồi không hề thua kém thành Trà Kiệu”.

Qua khảo sát cấu trúc mặt cắt của tòa thành cho thấy Thành Lồi gồm 3 tầng: Tầng thứ nhất từ bề mặt của thành xuống 1,8-2 m bằng đất nện chặt; tầng thứ 2 dày 0,5-1 m được đắp bằng gạch, đá cuội xen lẫn và tầng thứ 3 cách bề mặt 2,5-3 m dày 1,8-2 m được đắp bằng đất nền chặt.

Nguyên vật liệu xây đắp Thành Lồi chủ yếu bằng đất đồi, gạch và đá cuội. Kỹ thuật xây gạch theo kiểu “mài chập liên kết thành khối vững chắc, không có mạch vữa như kỹ thuật xây dựng các công trình kiến trúc Chămpa”.

Nhà nghiên cứu Huế, ông Hồ Tấn Phan cho rằng, riêng với Thành Lồi, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thành đất này đã không còn nguyên vẹn, nhiều dấu tích của tòa thành đã biến mất bởi chiến tranh, sự xâm lấn của con người.

“Với Thành Lồi, giờ đây chúng ta chỉ có thể cố gắng gìn giữ những phần còn lại của nó để thế hệ sau còn nhận biết được sự hiện diện của nền văn hóa Chămpa trên đất Huế”, ông Phan nhận định.

Đắc Đức
(Theo VNExress)

Tháng 12/2014, Thành Lồi được Bộ Văn hóa công nhận là di tích cấp quốc gia cần được bảo vệ.

Đắc Đức

Similar Articles

Không dễ để trở thành đô thị di sản

Không dễ để trở thành đô thị di sản

Thương hiệu “đô thị di sản” mang lại danh dự, uy tín và cả cơ

“Cụ” xà cừ 100 năm ở Huế được giữ “sinh mạng’ nay đã lên mầm xanh

“Cụ” xà cừ 100 năm ở Huế được giữ “sinh mạng’ nay đã lên mầm xanh

Mầm xanh đã hồi sinh trên cổ thụ được trồng lại sau khi bị bão

Xây dựng Huế là điểm đến hạnh phúc

Xây dựng Huế là điểm đến hạnh phúc

Huế đang được cộng đồng du lịch đánh giá là điểm đến để tìm kiếm

Áo dài ơi, cảm ơn họa sĩ Cát Tường

Ai đã đọc tập sách Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày

Chân dung bếp trưởng mang ẩm thực Huế ra thế giới

Chân dung bếp trưởng mang ẩm thực Huế ra thế giới

Là một trong số những đầu bếp sẽ tham dự Ngày ẩm thực Việt Nam

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose