Văn hóa Huế | Homepage

Vắng dần những quầy cho thuê truyện

🕔02.Dec 2015
Hiện nay, dạo quanh các trang mạng chúng ta dễ dàng bắt gặp các địa chỉ cung cấp đọc truyện trực tuyến miễn phí như: Ve chai, Truyện tranh Online, Blog Truyện, iTruyện… Từ đó khiến các quầy thuê truyện đã và đang chật vật cầm cự qua ngày.
Cách đây khoảng chục năm, các quầy thuê truyện mọc lên khắp nơi, nhất là ở gần các trường học. Lúc nào cũng có 5 – 6 em đến lựa truyện, có lúc cao điểm hơn chục em chen chân nhau để thuê. “Mình từng háo hức chờ đến cuối tuần, khi đó truyện xuất bản tập mới, giá thuê truyện mới tuy đắt hơn nhưng vẫn rất muốn xem trước. Sau này trên các trang web đăng truyện nên mình ít ghé quầy”, anh Nguyễn Hữu Nam Anh (26 tuổi) tâm sự. Được biết anh Nam Anh thuê truyện từ lúc học lớp 3, đến nay dù đi làm nhưng anh vẫn là người mê đọc truyện.

Ở Huế, các quầy cho thuê truyện hiện chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Khó khăn lắm chúng tôi mới được biết, có quầy vì ế quá nên đã sang lại, cũng may là có một số quầy vẫn còn kinh doanh cho đến hôm nay.

Chúng tôi ghé đến quầy thuê truyện trên đường An Dương Vương của bác Phan Ngọc Đình Ánh. Dù đã 61 tuổi nhưng đều đặn ngày nào bác cũng mở quầy, “ngày nhỏ thích đọc sách với đọc truyện kiếm hiệp nên bác mở quầy cho thuê truyện này, thấm thoắt đã được 10 năm. Giờ về hưu nên càng gắn bó hơn, ở nhà buồn lắm cháu”, bác Ánh chia sẻ. Theo chúng tôi được biết, giá thuê truyện ở quầy bác dao động từ 1000 – 10.000 nghìn đồng, “lúc mới mở thì đắt lắm, có hôm hơn chục lượt đến thuê, bây giờ thì ít lắm, mỗi ngày chỉ có 2, 3 người đến thuê thôi. Một phần cũng vì truyện mới ra ít, chủ yếu là tái bản, mạng lại đăng nhiều truyện mới, đọc miễn phí nên thu hút các em hơn”, bác tâm sự. Ngoài ra, quầy của bác còn mở thêm quán nước giải khát, vì mặt bằng quầy thuê truyện đã là 600.000 nghìn đồng/tháng, “chỉ dựa vào tiền lời cho thuê truyện thì chẳng là bao đâu cháu”, bác cho biết.


Bác Ánh bên quầy cho thuê truyện của mình

Theo tìm hiểu, quầy của bác Ánh có khoảng 30 tựa truyện, đầu tư vào mở quầy cho thuê truyện tranh cũng rất tốn kém, tốn công sức, làm rồi mới biết vất vả. “Từ mua truyện ở đại lý đến mua lẻ ở các nhà sách, luôn cập nhật các bộ truyện mới. Không những vậy giá thành mỗi cuốn truyện bây giờ khá cao, từ 10.000 – 100.000 nghìn đồng. Chưa kể bạn đọc mượn rồi không trả hoặc làm mất, có khi mình phải đến tận nhà để lấy về”, bác Ánh nói. Khi chúng tôi hỏi bác có khi nào bác tính thôi không làm nữa thì bác bộc bạch: “Hiện nay cho thuê truyện đang thưa dần đi, nhưng bác chưa bao giờ nghĩ sẽ không làm nữa, vẫn có những em thích cầm cuốn truyện tranh đọc hơn là dán mắt vào màn hình máy vi tính. Cũng nhờ các em sinh viên đi học hay ghé qua đây mà quầy truyện không đến nỗi nào”.

Tạm biệt chú Ánh, chúng tôi tìm đến quầy thuê truyện ở số 220 đường Bạch Đằng. Tiếp chúng tôi là chú Cái Văn Bường (57 tuổi), nguyên là công an đã về hưu. “Về hưu buồn nên chú mở quầy, được 6 năm rồi đấy”, chú Bường cười nói.

Chúng tôi để ý thấy chú dành hẳn gian phòng khoảng 4 m² với hàng nghìn cuốn truyện để các em đến thuê, chưa kể do quá nhiều nên bày ra ở các gian bên cạnh. “Lúc trước mở quán đông lắm, một ngày đến thuê vài chục cháu; bây giờ thì vài cháu thôi (giọng chú chùng xuống). Toàn con nít ở gần đây nên cũng vui lắm, về hưu làm thế này cho khuây khỏa, chứ ở không buồn lắm”, chú Bường chia sẻ.


Hàng nghìn cuốn truyện này là gia tài mà chú Bường trân trọng

Mỗi cuốn cho thuê chú lấy 1000 nghìn đồng, hầu hết là các bộ truyện thiếu nhi như Thần đồng đất Việt, Trạng Quỷnh, Thám tử Conan, Hiệp sĩ Rồng,… Chú cũng tâm sự do các em được tiếp xúc với máy vi tính, đọc truyện trực tuyến vừa tiện lợi do khỏi đi thuê, không tốn tiền, lại được đọc truyện mới nên càng lúc quầy truyện vắng khách đến thuê.

“Chú vẫn sẽ cho thuê truyện vì về hưu nên làm thế này cho vui, thu nhập cũng đỡ được một phần tiền điện, tiền nước. Thỉnh thoảng, còn được tiếp xúc với mấy đứa con nít, vui lắm. Gắn bó đến khi nào không ai thuê nữa thì mới tính việc khác”, chú Bường tâm sự.

Trao đổi với dì Thúy, một người chuyên buôn truyện tranh đến các quầy cho thuê thì: “Dì bỏ nghề cũng được 6 năm rồi, các cháu ít đọc truyện nên thôi. Mình phải kiếm cái nghề khác mưu sinh chứ không thể làm mãi vậy được. Thỉnh thoảng nhìn các quầy cho thuê truyện thì mình chợt nhớ đến thời vàng son trước kia lắm, nhưng cái gì cũng có một thời thôi. Trẻ con bây giờ cần gì là lên mạng, đọc truyện cũng tiện hơn”.

Có thể nói, những quầy thuê truyện hiện đang chật vật tồn tại, và biết đâu, sau này những quầy thuê truyện chỉ còn trong tâm trí của các bạn thế hệ 8X, 9X đời đầu mà thôi.

Xuân Đạt
(Theo TRT)

Similar Articles

Cây châu Phi và điệp vàng gây thương nhớ ở đô thị di sản Huế

Cây châu Phi và điệp vàng gây thương nhớ ở đô thị di sản Huế

Là đô thị di dản, "Thành phố xanh quốc gia", cố đô Huế có hệ

Gánh bún tinh mơ

Gánh bún tinh mơ

5g sáng, nhiều người vừa tạt xe vào lề đường với niềm háo hức sẽ

Buồn vui chuyện… rác

Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện

Sinh hoạt văn hóa dân gian ở đình làng Tết Huế

Sinh hoạt văn hóa dân gian ở đình làng Tết Huế

Vui chơi giải trí sinh hoạt văn hóa dân gian, vào dịp tết đến xuân

Màu tết ở Đông Ba

Màu tết ở Đông Ba

Tết Nguyên đán đã đến gần. Những ngày này, cùng với tiết trời hửng nắng

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose