Văn hóa Huế | Homepage

Lầu Minh Viễn trong thơ Minh Mạng

🕔15.Apr 2016

Nguyễn Huy Khuyến

          Lầu Minh Viễn là một công trình kiến trúc nổi tiếng trong Kinh thành, dưới thời vua Minh Mạng, lầu được xây dựng, sách Đại Nam thực lục cho biết: “Xây lầu Minh Viễn (lầu ở phía bắc trong cung thành). Hơn một tháng làm xong ; thưởng quần áo cho bọn Đổng lý Trần Văn Tính, Nguyễn Văn Trọng, cùng các Vệ uý, Cai đội, lính và thợ thì thưởng 4.000 quan tiền”. Sau này xây thêm lầu Vô Hạn Ý, nhà Tư Ấm và hai hành lang tả hữu lầu Minh Viễn. Có thể nhận thấy đây là công trình quan trọng, bởi lẽ vua Minh Mạng đã làm đến 23 bài thơ ngự chế được tập hợp in trong Ngự chế thi tập.

Đến thời vua Thiệu Trị, lầu này đã được liệt vào Đệ nhất cảnh trong Thần Kinh nhị thập cảnh, điều đó càng chứng tỏ tầm quan trọng cũng như cảnh đẹp của di tích này. Để thuận tiện cho việc sưu tầm tư liệu và thông tin về lầu Minh Viễn, chúng tôi xin cung cấp toàn bộ danh mục các bài thơ đến lầu Minh Viễn: 明遠樓Minh Viễn lâu; 登明遠樓不見階下花作 Đăng Minh Viễn lâu bất kiến giai hạ hoa tác; 登明遠作 Đăng Minh Viễn tác; 復登明遠樓賞月作 Phục đăng Minh Viễn lâu thưởng nguyệt tác; 晴天登明遠樓題壁 Tình thiên đăng Minh Viễn lâu đề bích; 夜登明遠樓作 Dạ đăng Minh Viễn lâu tác; 晴天登明遠樓作 Tình thiên đăng Minh Viễn lâu tác; 明遠樓題壁 Minh Viễn lâu đề bích; 登明遠樓作 Đăng Minh Viễn lâu tác; 登明遠樓作 Đăng Minh Viễn lâu tác; 登明遠樓因見懸額笑作 Đăng Minh Viễn lâu nhân kiến huyền ngạch tiếu tác; 乘 涼 登 明 遠 樓 題 壁 Thừa lương đăng Minh Viễn lâu đề bích; 秋 日 登 明 遠 樓 作 再 步 唐 太 宗 秋 Thu nhật đăng Minh Viễn lâu tác tái bộ Đường Thái Tông thu; 登 明 遠 樓 高 眺題 壁 Đăng Minh Viễn lâu cao thiếu đề bích; 重 陽 登 明 遠 樓 作 Trùng dương đăng minh viễn lâu tác; 登 明 遠 樓 即 事 Đăng Minh Viễn lâu tức sự; 明 遠 遐 觀 Minh viễn hà quan; 明 遠 樓 (間 用 麻 歌 二 韻 )Minh Viễn lâu; 登 明 遠 樓 題 壁 Đăng Minh Viễn lâu đề bích ; 登明遠樓作 Đăng Minh Viễn lâu tác; 明遠樓 Minh Viễn lâu; 登明遠樓遣悶 Đăng Minh Viễn lâu khiển muộn; 登 明 遠 樓 題 壁 Đăng Minh Viễn lâu đề bích.

Trong số 23 bài thơ viết có tên Minh Viễn lâu, có nhiều bài trùng tên giống nhau, tuy nhiên đọc nội dung bài thơ mới thấy đây là hai bài thơ làm trong thời gian khác nhau.

Trong bài Minh Viễn lâu, in trong Ngự chế thi sơ tập, quyển 1, vua Minh Mạng cũng miêu tả về tòa lầu này cao ba tầng chót vót và được xây dựng trên một nền móng cao.

Phiên âm:

Tam tằng trắc lực thực sùng cơ,

Thiết dục ngưỡng hi tuyên thánh từ.

Tứ vọng mạc cùng thiên lí mục,

Chu chiêm khả triển nhất song mi.

Đăng lâm bất vị du quan niệm,

Thưởng giám hoàn kì u ẩn tri.

Danh thực vị phù tâm tự quý,

Liêu ngâm sổ cú tác trâm quy.

minhvienlau

Dịch nghĩa:

Ba tầng cao vút dựng trên nền móng cao,

Thiết nghĩ muốn trông lên ít được nghe lời thánh nhân.

Dương tầm mắt ngàn dặp trông về bốn phía cũng không hết,

Nhìn khắp xung quanh có thể mở mang tầm mắt.

Lên cao chẳng phải vì quan niệm du chơi,

Khen thưởng soi xét để biết được điều chưa tỏ.

Tên gọi thực là chưa phù hợp trong lòng tự thấy thẹn,

Bèn ngâm ngợi vài câu để làm lẽ răn mình.

 

 

登明遠樓不見階下花作

樓高屹立疊三重,

四境風光在目中.

階下盆花反不見,

遠難障蔽近朦朧.

Đăng Minh Viễn lâu bất kiến giai hạ hoa tác

Lâu cao ngật lập điệp tam trùng,

Tứ cảnh phong quang tại mục trung.

Giai hạ bồn hoa phản bất kiến,

Viễn nan chướng tế cận mông lung.

Dịch nghĩa:

Lên lầu Minh Viễn không thấy hoa ở phía dưới

Lầu cao chót vót ba tầng,

Bốn phía phong quang đều trong tầm mắt.

Phía dưới bồn hoa nhìn không thấy,

Trông xa thì bị che khuất, gần thì mờ mịt.

(Ngự chế thi sơ tập, quyển 3, trang 20)

Từ nội dung của bài thơ trên, có thể dễ dàng nhận ra, lầu được xây dựng rất cao với ba tầng lầu, phía dưới trồng nhiều bồn hoa.

Trên cơ sở những thông tin trong thơ ngự chế, phần nào giúp người đọc hình dung ra vẻ đẹp của lầu này. Đây cũng là tư liệu để làm căn cứ trùng tu tôn tạo di tích lầu Minh Viễn.

 

Nguyễn Huy Khuyến

Khoa Quốc Tế học – Đại học Đà Lạt

01 Phù Đổng Thiên Vương – TP Đà Lạt

Similar Articles

Bay bổng với nghệ thuật calligraphy

Bay bổng với nghệ thuật calligraphy

Nhẹ nhàng và tỉ mỉ, Trần Thị Thanh Tuyền, cô gái đam mê Calligraphy (thư

Đệ Ngọc Lâm công chúa và những câu chuyện lịch sử

Đệ Ngọc Lâm công chúa và những câu chuyện lịch sử

Cổng và bình phong đệ Ngọc Lâm công chúa 1. Mở đầu Hệ thống phủ đệ xưa

Tìm thấy lời giải cho bức tranh thứ sáu trên tường cung An Định

Tìm thấy lời giải cho bức tranh thứ sáu trên tường cung An Định

âu chuyện bí ẩn của bộ tranh tường trong cung An Định vẫn bỏ ngỏ

Bức cảnh dựng trên bàn thờ gia tiên vùng Huế

Bức cảnh dựng trên bàn thờ gia tiên vùng Huế

Theo truyền thống, cảnh dựng là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng

Nghiên cứu Tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế – Phần 1: Lịch sử Quần thể Di tích Cố đô Huế và Hành trình Di sản

Nghiên cứu Tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế – Phần 1: Lịch sử Quần thể Di tích Cố đô Huế và Hành trình Di sản

Quần thể Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hoá đầu tiên của

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose