Văn hóa Huế | Homepage

Nỗi buồn “làng nghề ông Táo”

🕔23.Feb 2017
Làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) vốn nổi tiếng với nghề làm tượng “ông Táo” nhưng hiện nay chỉ còn một gia đình bám trụ theo nghề truyền thống.

Theo người dân cho biết, ở tỉnh Thừa Thiên – Huế duy nhất và nổi tiếng làm tượng “ông Táo” là làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà).

Chị Võ Thị Hòa đang tô từng nét màu để kịp giao cho khách vì ngày ông Táo đã đến gần kề.

Trước đây, hầu hết nhà nào cũng làm nghề nặn tượng “ông Táo” trước ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) từ 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, dần dần người dân bỏ hết do hiệu quả kinh tế mang lại thấp.

Hiện nay, cả làng chỉ còn duy nhất một gia đình ba anh em là Võ Văn Đức, Võ Văn Nam và Võ Văn Hay bám trụ với nghề truyền thống. Hàng năm gia đình này cung cấp ra hàng nghìn tượng Táo đất cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Anh Võ Văn Nam chia sẻ: “Gia đình tôi làm nghề “ông Táo” từ thời bố tôi cho tới bây giờ đã được mấy chục năm. Hiện giờ, bố mất đi thì ba anh em tôi lại làm để giữ lại nghề truyền thống của cha ông cũng như nghề của địa phương”.

Cũng theo lời anh Nam, nghề nặn tượng “ông Táo” là của cha ông truyền lại nên cũng cố gắng mà làm giữ cái nét văn hóa truyền thống và cũng không chắc con cháu sau này sẽ nối nghề, vì để sống với nghề này thì không thể làm “ông Táo” cả năm được nên buộc phải làm thêm nhiều việc khác.

Chị Đặng Thị Hoa (tiểu thương đến mua tượng “ông Táo”) cho hay, nguyên nhân các hộ khác bỏ nghề là do nghề thu nhập thấp hoặc gia đình họ con cái toàn đi làm ăn xa nên cũng không đủ người để làm nên đa phần nhiều hộ dân họ chuyển nghề hoặc đi buôn bán cho có thu nhập cao hơn.

Mỗi “ông Táo được bán ra với giá 2.500 đồng và chỉ lãi 1.000 đồng.

“Nghề làm ông Táo mang lại lợi nhuận thấp, mỗi ngày gia đình chịlàm được 500 – 600 ông Táo, mỗi tượng ông Táo bán ra giá 2.500 đồngthì lãi được 1000 đồng. Nghề này cũng không nặng nhọc lắm nhưng cũng rất công phu và mất nhiều thời gian công sức. Để thành sản phẩm bán ra thị trường phải trải qua rất nhiều công đoạn như chọn đất sét, nhào đất, dập khuôn (in ra hình ông táo), phơi khô, nung và sơn màu” – chị Võ Thị Hòa (vợ anh Đức) cho biết.

Theo tín ngưỡng của người Việt, vào ngày 23 tháng Chạp, người dân sẽ đưa ông Táo về trời và bộ ba tượng ông táo mới được thay lên bếp.

Đất sét được mang về trước mùa mưa và làm trước đó 3 đến 4 tháng.
Công đoạn đem ra phơi khô trước khi tô màu.
Lò nung để tạo ra sản phẩm “ông Táo”.
Một số sản phẩm chưa kịp tô màu được xếp lại để trong nhà vì lo trời mưa.
Khuôn để nặn ra hình “ông Táo”.
Công việc của chị Hòa là vừa tô màu vừa bán hàng khi có khách bởi đã gần đến ngày.
Chị Đặng Thị Hoa (tiểu thương chợ Thanh Phước) đến mua tượng “ông Táo” về bán lẻ.

Hà Oai – Đặng Sơn
(Theo Info.net)

Similar Articles

Cây châu Phi và điệp vàng gây thương nhớ ở đô thị di sản Huế

Cây châu Phi và điệp vàng gây thương nhớ ở đô thị di sản Huế

Là đô thị di dản, "Thành phố xanh quốc gia", cố đô Huế có hệ

Gánh bún tinh mơ

Gánh bún tinh mơ

5g sáng, nhiều người vừa tạt xe vào lề đường với niềm háo hức sẽ

Huế và hoàng mai

Huế và hoàng mai

Ký ức một thời lại về trong mỗi người, mỗi gia đình khi sắc màu

Đặc sản của Huế

Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức

Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Huế

Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Huế

Ngay từ những ngày đầu tìm đất lập làng, người Việt nói chung, người Việt

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose