Văn hóa Huế | Homepage

Mặc lịch sự khi đến di tích

🕔25.Jun 2017

Từ 1/7, du khách tham quan di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế phải tuyệt đối tuân thủ quy định về trang phục do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đề ra. Việc này nhằm tạo ra môi trường du lịch văn minh, lịch sự, phù hợp với văn hóa dân tộc.

 “Nhập gia tùy tục”

Theo đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế yêu cầu du khách khi vào tham quan các điểm di tích phải mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp với tính chất di tích. Tại các khu vực nội điện, nơi thờ cúng, tuyệt đối không được ăn mặc phản cảm, hở hang như quần cộc, áo may ô, váy ngắn… Cùng với việc đưa ra các quy định đó, đơn vị này cũng đã đặt hệ thống biển báo dành cho du khách tại tất cả các điểm di tích, trong đó có biển cấm ăn mặc hở hang, phản cảm khi tham quan.

Việc đưa ra quy định yêu cầu du khách khi vào tham quan các điểm di tích phải mặc trang phục lịch sự nhằm tạo ra môi trường du lịch văn minh, phù hợp với văn hóa dân tộc. Trong ảnh, du khách tham quan Đại Nội

Đa số du khách khi được hỏi về quy định nói trên đều rất đồng tình, và quan niệm rằng “nhập gia phải tùy tục”. Thế nhưng cần trang bị cho khách một số khăn choàng, áo khoác dài… để thuận tiện cho việc đi lại…

Anh Trần Đình Qúy một du khách TP. Hồ Chí Minh thường xuyên đến Huế du lịch vui mừng khi nghe được quy định này. Anh kể từng đi nhiều nước và du khách không được ăn mặc hở hang, phản cảm nếu muốn khám phá các điểm du lịch tôn giáo như thánh đường, đền, chùa. Một số nước xử phạt rất nặng đối với du khách cố tình vi phạm quy định về trang phục trên đường phố, thậm chí sẵn sàng trục xuất nếu du khách ấy không chịu hợp tác. Cũng vì thế mà ở những điểm du lịch tôn nghiêm nổi tiếng, việquy định về trang phục luôn được chấp hành.

Anh Đặng Công Minh Khánh, hướng dẫn viên du lịch của một công ty du lịch có trụ sở ở Úc chuyên đưa khách đến Huế cho rằng, đây làm quy định hay, đáng ra phải áp dụng từ lâu. Anh Khánh dẫn chứng cụ thể ở các điểm du lịch ở Thái Lan đã triển khai cách làm này từ lâu và rất quyết liệt. Theo anh Khánh, đối với Huế, khi đưa quy định này cần phải cụ thể, rõ ràng, có bảng chỉ dẫn bằng song ngữ Anh – Việt khu vực nào cấm, cấm thế nào, cấm ra sao. Cùng với đó, có dịch vụ cho mượn, cho thuê áo choàng, xà rông ở cổng vào và trả ở cổng ra. Quy định này cần được phổ biến rộng rãi đến nơi cộng cộng, tập trung đông du khách như nhà ga sân bay, xe lửa, bến xe…

“Tôi rất đồng tình với quy định này. Với các công ty du lịch nước ngoài, điều này rất quan trọng khi đưa khách đến vùng văn hóa bản địa có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Không chỉ thể hiện sự văn minh của du khách mà đó còn là cách tôn trọng, ứng xử có văn hóa”, anh Khánh chia sẻ.

Sẽ có dịch vụ… “chống” hở hang

Được biết, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thông báo đến các cơ quan, đơn vị, các công ty du lịch, lữ hành, khách sạn… để biết khi tổ chức tham quan tại các điểm di tích Huế. Ông Trần Quang Hào, Giám đốc Công ty CP Đào tạo & Dịch vụ du lịch Huế (Huetourist) rất đồng tình với việc làm này. Ông Hào nhớ lại, mấy năm trước ở Đại Nội từng cho khách ăn mặc hở hang mượn khăn choàng trước khi vào tham quan, nhưng không hiểu lý do gì việc này lại dừng lại. “Quan điểm của tôi quy định này cũng là thông điệp cho du khách, cho đơn vị lữ hành, du lịch về lòng tự trọng đối với di sản”, ông Hào nhấn mạnh.

Kể từ ngày 1/7, các khu vực nội điện, nơi thờ cúng, tuyệt đối không được ăn mặc phản cảm, hở hang như quần cộc, áo may ô, váy ngắn… Thay vào đó, sẽ có dịch vụ khăn choàng, áo khoác dài… hỗ trợ du khách. Ảnh: Nguyễn Thượng Hiển

Trước quy định này, ông Hào cho biết, đã và sẽ triển khai nhiều các cuộc thi hướng dẫn viên nói về du lịch trách nhiệm, cụ thể là trách nhiệm với công ty, với du khách và với đơn vị làm công tác bảo tồn. Ông Hào nói thêm, với những đoàn khách có hướng dẫn viên khá yên tâm. Tuy nhiên, với những khách tự do, cần quy định rõ ràng để khách biết. Cần lưu ý đối với những du khách nước ngoài về Huế thường ăn mặc thoáng mát do khí hậu nóng bức, nên cấm cũng rất khó, thay vào đó cần có dịch vụ hỗ trợ khách. “Một phần nữa, ý thức từ du khách rất quan trọng. Ví như ở chùa Thiên Mụ, khách đi vào bỏ giày dép ngay ngắn, việc đó xuất phát từ ý thức du khách. Nếu nhân rộng, tạo được ý thức tốt như vậy sẽ rất hay”, ông Hào dẫn giải.

Trao đổi với Thừa Thiên Huế Online, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho rằng, quy định này có từ lâu và rất bình thường. Tất cả các di tích, đơn vị lữ hành, du lịch… sẽ được đơn vị thông báo trước 15 ngày.

Trước câu hỏi của chúng tôi nếu du khách vô tình không biết phía đơn vị sẽ có biện pháp gì hỗ trợ, ông Hải cho hay: “Trước tiên yêu cầu du khách ăn mặc nghiêm túc khi vào các di tích. Tuy nhiên, có điểm di tích rộng lớn khách có thể vào thoải mái, nhưng với những nơi tôn nghiêm như điện, miếu nằm trong di tích đó khách phải ăn mặc đàng hoàng, lịch sự mới được vào. Để đáp ứng nhu cầu của khách, phía bên ngoài sẽ có dịch vụ để cho khách mua, mượn, thuê khăn choàng… phù hợp trước khi vào tham quan”.

Phan Thành
(Theo Báo Thừa Thiên Huế)

Similar Articles

“Nàng tôn nữ” bên dòng sông Hương

“Nàng tôn nữ” bên dòng sông Hương

Mỗi lần đọc những câu thơ của Tố Hữu, tôi lại miên man nhớ về

Trong phố có cội nguồn

Trong phố có cội nguồn

Ẩm thực bây giờ đã trở thành một yếu tố hấp dẫn khách du lịch.

Trong những khu vườn truyền thống Huế, cây mít thường có mặt như một điều

Phủ đệ – nơi lưu giữ Huế xưa

Phủ đệ – nơi lưu giữ Huế xưa

Du khách đến Huế, dường như ai cũng muốn tham quan những cung điện vàng

Ơi những chuyến đò Cồn

Ơi những chuyến đò Cồn

Cồn Hến, địa danh từng được ví là con rồng xanh nằm chầu và bảo

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose