Văn hóa Huế | Homepage

Những loại bánh đặc trưng nhất định phải có trong tết cổ truyền ở Huế

🕔20.Feb 2018

Bên cạnh bánh Tết, thịt, chả, trong dịp Tết, người dân xứ Huế còn có rất nhiều món bánh cổ truyền đẹp mắt, ngon miệng. Hãy cùng dạo một vòng để điểm danh những loại bánh “thấy là biết tết đến” ở Huế nhé!

Bánh chưng Nhật Lê

Cái tên bánh chưng Nhật Lệ đã “mặc định” bao nhiêu năm nay trong lòng mọi người không chỉ ở Huế, mà còn truyền sang khắp các tỉnh thành khác. Nó là thứ quà đặc biệt vào dịp Tết đến, Xuân về.

Bánh chưng Nhật Lệ nổi tiếng ở Huế (Ảnh: mèo lỳ/foody)

Con đường Nhật Lệ tập trung khá nhiều cửa hàng bán bánh chưng nổi tiếng từ xưa đến giờ. Cũng chừng ấy nguyên liệu nhưng bánh chưng ở đây được người Huế rất ưa chuộng có lẽ là do cầu kỳ trong việc chọn lựa nguyên liệu.

Cũng chừng ấy nguyên liệu nhưng bánh chưng ở đây được người Huế rất ưa chuộng (Ảnh: mèo lỳ/foody)

Đây là địa chỉ uy tín và chất lượng được người Huế tin tưởng. Bánh chưng Nhật Lệ không chỉ thơm ngon, thẩm mỹ mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bánh chưng ở đây rất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh: mèo lỳ/foody)

Bánh chưng Huế không như bánh chưng ngoài Bắc, chiếc bánh nhỏ vừa đủ một người có thể ăn hết một cái mà không bị ngán và thường được buộc thành cặp với nhau nhỏ nhỏ, xinh xinh.

Bánh tét làng Chuồn

Cứ đúng 24 Tết, hàng trăm hộ nấu bánh tét ở làng Chuồn (thôn An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang) đồng loạt đỏ lửa, cho ra lò thứ bánh tét thơm, ngon, dẻo. Đây được xem là làng nấu bánh tét ngon nhất tại Huế kể từ thời vua Bảo Đại đến giờ.

Cứ đúng 24 Tết, hàng trăm hộ nấu bánh tét ở làng Chuồn (thôn An Truyền, xã Phú An, huyện Phú Vang) đồng loạt đỏ lửa là biết xuân sắp về (Ảnh: thannien)

Giống như ngoài Bắc, bánh tét ở Huế có phần vỏ săn chắc, nhân đậu xanh (nếu gói chay) và có thêm thịt lợn (nếu gói mặn). Bánh có hình trụ dài, khi cắt khoanh bánh tròn, đều và đẹp.

(Ảnh: mèo lỳ/foody)

Bánh có hình trụ dài, khi cắt khoanh bánh tròn, đều và đẹp, ăn rất thơm và không bị ngấy (Ảnh: mèo lỳ/foody)

Sở dĩ bánh tét Làng Chuồn rất nổi tiếng vì bánh được gói bằng nếp trồng trên ruộng của làng được gọi là: gạo nếp Tây nên có vị thơm đặc trưng riêng, lá chuối cũng là lá chuối vườn nên người mua bánh rất yên tâm.

Bánh tét Làng Chuồn rất nổi tiếng vì bánh được gói bằng nếp trồng trên ruộng của làng được gọi là: gạo nếp Tây (Ảnh: mèo lỳ/foody)

Bánh trái đậu xanh

Đây là loại bánh đặc trưng trong những ngày tết của người Huế. Cái tên bánh trái cây khiến người ta liên tưởng rằng bánh được làm từ nhiều trái cây tươi. Thế nhưng, nguyên liệu chính để tạo ra loại bánh này chính là đậu xanh.

Bánh trái đậu xanh bé xinh được ưa chuông trong ngày tết ở Huế (Ảnh: mèo lỳ/foody)

Để có thành phẩm một chiếc bánh trái cây đẹp mắt đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Các nguyên liệu chủ yếu bao gồm đậu xanh, rau câu và phẩm màu tự nhiên.

Nguyên liệu làm ra bánh này chủ yếu bằng đậu xanh và các màu được chế biến bằng tự nhiên (Ảnh: dantri)

Đủ các loại quả và màu sắc khác nhau (Ảnh: mèo lỳ/foody)

Ngày nay, khi thực phẩm đã đủ đầy thì trẻ em ở Huế vẫn rất thích bánh trái cây, vị bùi bùi, ngòn ngọt của đậu xanh thật thơm ngon nhưng hấp dẫn hơn cả là vẻ ngoài chín mọng, no tròn thể hiện sự khéo léo và tinh tế của người Huế.

Bánh su sê

Bánh phu thê (hay còn gọi là su sê) có ở nhiều nơi, nhưng tại Huế món này lại mang một hương vị rất riêng. Nếu như ở miền Bắc, bánh hình tròn được bọc trong lớp giấy ni lông màu vàng, đỏ, bánh miền Nam là cặp vuông hoặc tròn, còn tại Huế lại được đặt trong chiếc hộp bằng lá dừa giản dị.

Ở Huế bánh su sê mang một hương vị rất riêng và cũng là món bánh đặc trưng trong ngày tết ở Huế (Ảnh: mèo lỳ/foody)

Khác với các vùng miền khác bánh su sê ở Huế có hình vuông được đặt trong chiếc hộp bằng lá dừa (Ảnh: mèo lỳ/foody)

Không chỉ là bánh cho ngày cưới hỏi, bánh su sê còn có mặt trong ngày lễ tết. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị sần sật, ngậy bùi của những sợi dừa, thanh mát, thơm ngọt của đậu xanh và đường cùng hương thơm dịu nhẹ.

Bánh su sê không chỉ xuất hiện trong cưới hỏi mà còn có trong các ngày lễ tết (Ảnh: vnexpress)

Ngày nay, có nhiều loại bánh thay thế nhưng su sê Huế vẫn được nhiều người ưa chuộng.

Bánh ngũ sắc

Trong nhiều loại bánh, mứt phong phú được người phụ nữ Huế chuẩn bị cho ngày Tết, có một loại bánh đặc biệt thường được dùng trong lễ cúng tổ tiên ông bà, lễ cúng Phật đó là bánh ngũ sắc hay người Huế còn gọi là bánh in, bánh Cộ.

Bánh ngũ sắc hay còn gọi là bánh in, bánh cộ được các gia đình ở Huê mua về để thắp hương ngày tết (Ảnh: mèo lỳ/foody)

Cứ ngỡ rằng, trước nhịp đời hối hả với những hộp bánh sang trọng người ta sẽ quên mất loại bánh cổ truyền này, thế như, bằng những nét riêng có, bánh cộ vẫn tồn tại, song hành với thời gian mỗi dịp Tết đến xuân về.

Những chiếc bánh màu sắc này luôn song hành cùng vói người dân Huế trong ngày tế(Ảnh: mèo lỳ/foody)

Bánh ngũ sắc được kết lại thành tháp với rất nhiều màu sắc bắt mắt tựng trưng cho một năm mới tươi vui, hạnh phúc.

Bánh sen chấy

Nếu đến Huế vào dịp Tết, bạn sẽ không thể cưỡng lại mà thưởng thức bánh sen chấy. Đến Huế mộng mơ, ung dung thưởng thức từng chiếc bánh, lặng nghe những câu hò mượt mà thì còn gì tuyệt vời hơn thế.

Đến Huế mộng mơ, ung dung thưởng thức từng chiếc bánh sen chấy sẽ làm bạn nhớ mãi không thể quên (Ảnh: mèo lỳ/foody)

Ăn bánh sen chấy phải ăn chậm, nhai kỹ mới thấy hết vị ngọt thơm, vị bùi của từng miếng bánh, mới cảm nhận được hết tinh hoa từ món quà quen thuộc của người dân Huế.

Bánh sen chấy đặc sản của xứ Huế mộng mơ (Ảnh: nethue)

Bánh sen chấy là món trông có vẻ bình dân nhưng trong đó luôn chứa đựng cả một sự tinh tế, cầu kì ở công đoạn chế biến cũng như trong cách thưởng thức món ăn, chính điều này đã khiến bất cứ thực khách nào tới đây cũng phải ấn tượng.

Những chiếc bánh được gói vào những tờ nilon nhiều màu sắc (Ảnh: thanhnien)

Hạt sen tươi bỏ tim đem hấp chín, tán nhỏ, ngào với đường, đem láng mỏng rồi nướng sơ trên than hồng, chú ý không để bánh khô hẳn, sau đó lấy chiếc đũa cuộn lại thành hình ống cỡ bằng ngón tay, đem cất vào thẩu, hũ, đậy kín dành tiếp khách hoặc ăn dần.

Bánh măng

Trên bàn thờ cúng gia tiên của người Huế còn có món bánh măng, một loại bán hình vuông cạnh gói bằng giấy bóng kính màu vàng trong, vị ngọt mát, làm bằng bột nếp trộn với măng tươi và đường kính, dùng làm món ăn chơi bời như một thứ quà dành cho cả người lớn lẫn trẻ con và có thể ăn bất cứ lúc nào cũng được.

Trên bà thờ cúng gia tiên của người Huế không thể thiếu món bánh măng (Ảng: nethue)

Loại bánh ngọt, làm bằng bột nếp, hòa quyện trong bột mịn màng là những sợi măng giòn mềm. Nguyên vật liệu đơn giản, ít tiền nhưng cách chế biến công phu tỉ mỉ đòi hỏi người làm bánh phải tận tâm, khéo léo.

Loại bánh ngọt thơm, thanh mát, nguyên vật liệu đơn giản, ít tiền nhưng cách chế biến công phu tỉ mỉ đòi hỏi người làm bánh phải tận tâm, khéo léo. (Ảnh: dantri)

Tết đến xuân về, gia đình bạn đã sắm những loại bánh đặc trưng trong dịp tết của Huế chưa?

Theo hue.tintuc.vn

Similar Articles

Cây châu Phi và điệp vàng gây thương nhớ ở đô thị di sản Huế

Cây châu Phi và điệp vàng gây thương nhớ ở đô thị di sản Huế

Là đô thị di dản, "Thành phố xanh quốc gia", cố đô Huế có hệ

Gánh bún tinh mơ

Gánh bún tinh mơ

5g sáng, nhiều người vừa tạt xe vào lề đường với niềm háo hức sẽ

Buồn vui chuyện… rác

Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện

“Bùng nổ vị giác” với bánh canh cá lóc

“Bùng nổ vị giác” với bánh canh cá lóc

Từ bé, tôi đã ngưỡng mộ kỹ thuật xắt bột điêu nghệ của các o,

Sinh hoạt văn hóa dân gian ở đình làng Tết Huế

Sinh hoạt văn hóa dân gian ở đình làng Tết Huế

Vui chơi giải trí sinh hoạt văn hóa dân gian, vào dịp tết đến xuân

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose