Văn hóa Huế | Homepage
Bài thơ Ngự chế về ngựa của vua Thiệu Trị

Bài thơ Ngự chế về ngựa của vua Thiệu Trị

🕔22.Jan 2014

Vua Thiệu Trị vốn nổi tiếng hay chữ, sinh thời ông có nhiều thơ văn để lại đến ngày nay, nổi tiếng là Ngự chế thi, Ngự chế Bắc tuần thi tập, Ngự đề nhân vật đồ hội thi tập… Những sáng tác của vua Thiệu Trị được khắc trên nhiều công trình kiến trúc ở Huế, như lăng Thiệu Trị, Điện Thái Hòa, thơ trên Điện Long An… Nhân dịp năm Ngọ, chúng tôi có dịp đọc 1 bài thơ về ngựa của vua Thiệu Trị được in trong Ngự đề nhân vật đồ hội thi tập, quyển 4.

Có lẽ chẳng phải ngẫu nhiên mà hình ảnh con ngựa lại được nhiều vị vua coi trọng, được khắc trên nhiều linh khí của Quốc gia cũng như nhiều công trình kiến trúc ở Huế. Ngựa dưới thời Nguyễn cũng như các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó là phương tiện để đi lại, vận chuyển hàng hóa, lương thực, quân lương hành quân của quân đội. Ngoài ra, ngựa còn phục vụ cho việc săn bắn, chuyên chở xa giá…

Trong 12 con giáp, con ngựa cũng được xuất hiện nhiều trong đời sống văn hóa xưa dưới triều phong kiến. Dưới triều Nguyễn, hình ảnh con ngựa lại được hiện lên với nhiều cung bậc và hình ảnh khác nhau.

Nguyên văn bài thơ bằng chữ Hán, viết theo lối đường thi thất ngôn bát cú, tờ số 39, 40 quyển 4, sách Ngự đề nhân vật đồ hội thi tập.

Bức tranh con ngựa cũng được in kèm với bài thơ, tranh được khắc trên mộc bản và in để minh họa cho bài thơ.


Nguyên văn bài thơ chữ Hán về ngựa của vua Thiệu Trị

Phiên âm: Mã

Đan thanh bút pháp diệu hà cùng,

Tứ đại tam cao cốt cách hùng.

Xuất loại cửu lương tương trục điện,

Siêu quần bát tuấn dục truy phong.

Khẳng suy Vị Thủy đầu Tiền Ký,

Bất tốn Hoàng Trì phún ngọc thông.

Trí viễn nhâm lao thiên lý chí,

Liên hoàn tham thặng trứ nhung công.

Tạm dịch: Ngựa
Những nét bút xanh đỏ khéo léo sao mà lột tả hết,

Bốn lớn ba cao cốt cách oai hùng.

Là loại sinh ra trong chín loại nhanh như điện,

Siêu phàm trong tám loại tuấn mã muốn đuổi như gió.

Đồng ý suy tôn là giống ngựa hay ở sông Vị mỗi con ba tiền,

Không kém ngựa hay ởHoàng Trì có tuấn mã quý.

Đến như có thể chịu đựng lao khổ ngàn dặm,

Liên tục tham gia chiến trận lập được đại công.

Nội dung của bài thơ chính là những nét chấm phá lột tả về hình ảnh con ngựa. Đó là những hình ảnh của một tuấn mã nhanh nhẹn, phi nước đại như gió, có thể chịu đựng được gian khổ để lập được nhiều đại công.

Có thể dưới thời phong kiến, việc sử dụng ngựa là phương tiện di chuyển chủ yếu, liên quan trực tiếp đến nhiều vấn đề của đất nước. Do vậy, hình ảnh con ngựa gắn liền mật thiết trên nhiều chất liệu, công trình kiến trúc, mĩ thuật hội họa. Khi đến thăm lăng Thiệu Trị, người ta cũng thấy ở sân triều nghi có tượng ngựa bằng đá thanh như ở các lăng khác trên đất Cố đô. Hơn thế nữa, hình ảnh con ngựa còn lay động và đi vào thơ ca của vua Thiệu Trị dung dị đến vậy.

Nguyễn Huy Khuyến

Similar Articles

Bay bổng với nghệ thuật calligraphy

Bay bổng với nghệ thuật calligraphy

Nhẹ nhàng và tỉ mỉ, Trần Thị Thanh Tuyền, cô gái đam mê Calligraphy (thư

Phủ Tuy An Quận công, nơi lưu giữ ký ức đô thị di sản Huế

Phủ Tuy An Quận công, nơi lưu giữ ký ức đô thị di sản Huế

Toàn cảnh phủ Tuy An Quận công Bộ đồ trà sứ ký kiểu thời Nguyễn vẽ

Huế: Thế tiến thoái lưỡng nan của một kinh thành

Huế: Thế tiến thoái lưỡng nan của một kinh thành

Nếu bạn là chúa Nguyễn Phúc Ánh, người vừa thống nhất Việt Nam năm 1802,

Biểu tượng mùa xuân trên cổ vật của triều Nguyễn

Mùa xuân luôn là một đề tài quen thuộc của các loại hình nghệ thuật

Chuyện thêm về ông hoàng Bảo Đại

Chuyện thêm về ông hoàng Bảo Đại

Cựu hoàng Bảo Đại. Ảnh tư liệu Bái vọng Gia Miêu Sử cùng nhiều tài liệu còn

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose