Văn hóa Huế | Homepage
Ái ngại cho bảo vật quốc gia “Cửu vị thần công”

Ái ngại cho bảo vật quốc gia “Cửu vị thần công”

🕔23.Oct 2014

Được công nhận là 1 trong những Bảo vật quốc gia lần đầu tiên, nhưng “Cửu vị thần công” chưa nhận được sự quan tâm, bảo vệ đúng mức.

“Cửu vị thần công”, hay tên gọi đầy đủ “Thần oai vô địch thượng tướng quân cửu vị” là 9 khẩu súng thần công bằng đồng được đúc từ tháng 1 năm 1803 đến tháng 1 năm 1804 dưới thời vua Gia Long nhà Nguyễn. Vật liệu đúc là toàn bộ mãnh khí bằng đồng thu hồi được của triều Tây Sơn. Các khẩu thần công này được thực hiện tại Kinh đô Phú Xuân (Huế) bởi lính thợ ở Bộ Công và lính Bộ Binh triều Nguyễn.

Viết bậy lên Bảo vật quốc gia. (Ảnh: Hà Thành)

“Cửu vị thần công” được đúc không nhằm mục đích chiến đấu trong trận mạc và thực tế chưa bao giờ khai hoả. Các khẩu thần công này tượng trưng cho các vị thần bảo vệ vương triều; là đồ tế khí dùng để trang trí và thị uy cho bộ mặt Kinh thành, Hoàng cung thêm phần oai nghiêm.

9 khẩu thần công được chia làm 2 nhóm: Nhóm “Tứ thời” gồm 4 khẩu Xuân – Hạ – Thu – Đông; và nhóm “Ngũ hành” gồm 5 khẩu Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Hiện “Cửu vị thần công được đặt thành hai nhóm phía sau 2 cửa Thể Nhơn và Quảng Đức ở mặt trước Kinh thành Huế.

Trẻ em cũng dễ dàng ngồi đu lên Bảo vật quốc gia. (Ảnh: Hà Thành)

Ngày 1/10/2012, “Cửu vị thần công” là 1 trong 30 hiện vật/nhóm hiện vật được công nhận là “Bảo vật Quốc gia Việt Nam” lần đầu tiên. Tuy nhiên, hiện tại, bảo vật quốc gia này chưa có được sự quan tâm bảo vệ đúng mức, xứng đáng với danh xưng; ít nhiều để những tâm lý, cảm giác ái ngại cho những người chiêm ngưỡng và khách tham quan tới Cố đô./.

Xem chùm ảnh “Cửu vị thần công”:

Nhóm “Tứ thời” gồm 4 khẩu: Xuân – Hạ – Thu – Đông đặt sau cửa Thể Nhơn
Cận cảnh “pháo xưởng” đặt 4 khẩu nhóm “Tứ thời”
Mỗi khẩu thần công có chiều dài 5,1m
Khẩu kính (đường kính trong của nòng, hay đường kính viên đạn) là 22,5cm.
Ở chuôi súng có khắc tên mỗi khẩu. Đây là khẩu “Xuân”.
Trên vành phía chuôi súng có khắc thứ bậc của mỗi khẩu
Trên gối đỡ của súng có khắc trọng lượng tịnh của súng. Khẩu này nặng 1 vạn 7 ngàn 7 trăm cân
Hoa văn chạm trổ trên thân súng cực kỳ công phu, tinh xảo.
Những khẩu súng này đều được đúc từ vũ khí thu được của quân Tây Sơn.
Mỗi khẩu thần công được đặt trên một giá súng bằng gỗ lim cũng được chạm trổ công phu.
Khách tham quan đang chiêm ngưỡng “Cửu vị thần công”.
Hiện nay, Cửu vị thần công chưa có một vị thế trang trọng xứng đáng.
Hệ thống lan can gỗ xung quanh Cửu vị thần công đã mục nát, hư hại.
Mái tôn xuống cấp, hư hại.
Trước Cửu vị thần công có một dòng chữ “Vui lòng không ngồi lên trên di tích”.
 
Nhưng xem ra, dòng chữ này không đủ sức răn đe những người vô ý thức.
CTV Hà Thành
(Theo VOV.vn)

Similar Articles

Cây châu Phi và điệp vàng gây thương nhớ ở đô thị di sản Huế

Cây châu Phi và điệp vàng gây thương nhớ ở đô thị di sản Huế

Là đô thị di dản, "Thành phố xanh quốc gia", cố đô Huế có hệ

Chùa Tra Am – chốn tiêu diêu

Chùa Tra Am – chốn tiêu diêu

Tra Am là ngôi chùa mà tôi biết sớm nhất ở Huế. Đó là khi

Gánh bún tinh mơ

Gánh bún tinh mơ

5g sáng, nhiều người vừa tạt xe vào lề đường với niềm háo hức sẽ

Huế và hoàng mai

Huế và hoàng mai

Ký ức một thời lại về trong mỗi người, mỗi gia đình khi sắc màu

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Nhiều thế hệ Việt Nam, đã từng quen thuộc với hình ảnh "chú bé loắt

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose