Văn hóa Huế | Homepage

Đan viện Thiên An, ‘Đà Lạt trên đất Huế’

🕔19.Apr 2016

Được nhiều du khách coi là “Đà Lạt” của xứ Huế trầm mặc, bởi Đan viện Thiên An có không gian thoáng mát cùng với rừng thông rộng lớn và con đường quanh co.

Ngoài huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế thì Đan viện Thiên An cũng được du khách ví như vậy. Cách trung tâm thành phố Huế chưa tới 5km về phía Nam, Đan viện Thiên An từ lâu đã trở thành nơi ghé chân của những lữ khách phương xa.

Để đến được đây, chạy thẳng theo đường Điện Biên Phủ đến gần tới đàn Nam Giao linh thiêng, bạn rẽ trái rồi đi thêm 2 cây nữa sẽ tới “Đà Lạt” của Huế. Đến Đan viện Thiên An bạn có thể thăm quan, tận hưởng không khí trong lành và tìm hiểu về Đan viện này.

 Đường lên Đan Viện rợp bóng mát rừng thông

Đan viện nằm ở vùng đồi thông Thiên An của phường Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Công trình này mang dáng dấp Á Đông ít thấy ở các tu viện Công giáo và được xây vào tháng 3/1940 do các đan sĩ người Pháp thuộc dòng tu Be’needictine khai phá. Có lẽ nghe đến cái tên thôi cũng làm nao lòng biết bao du khách, Thiên An nghĩa là sự bình yên từ trên trời.

Cảnh vật ở đây hết sức yên bình, sâu lắng, phía trước là nhà thờ, bên trái là tháp chuông, bên phải là nhà tĩnh tâm, xung quanh cây lá đua nhau mọc tự nhiên. Đứng trên Đan viện nhìn quanh sẽ thấy một vùng đồi thông rộng lớn, trập trùng với hơn 60ha.

 Đan viện Thiên An, Đà Lạt trong lòng Cố đô Huế.

Với không khí thoáng đãng đôi chút se lạnh cùng màu xanh của hàng trăm ngàn cây thông già nằm nhấp nhô trên các ngọn đồi làm cho Đan viện thêm phần nên thơ, lãng mạn và quyến rũ như người con gái Huế, mang bóng hình của một Đà Lạt trong lành, mát mẻ. Ngoài ra còn có những con đường dốc quanh co, uốn lượn dẫn lên Đan viện trông như những con đường của xứ sở hoa Đà Lạt, đẹp mê hồn.

Có người đến nơi đây để tận hưởng khung cảnh lãng mạn chốn núi rừng, khi thì cùng gia đình để thư giãn và vui chơi, và với cảnh đẹp trầm lắng, nơi này cũng trở thành địa điểm tâm linh, tín ngưỡng không thể bỏ qua của khách thập phương.

Tiếng gió thổi lùa qua những cây thông từng đợt, từng đợt; những tia sáng soi vào lá thông nho nhỏ cùng dòng người trèo lên từng bậc thang để thăm quan Đan viện làm cho nơi đây thêm phần nên thơ.

Không chỉ là điểm đến tâm linh, nơi đây còn thu hút du khách đến tham quan thưởng ngoạn phong cảnh.

Thi thoảng tiếng chuông nhà thờ kêu văng vẳng, hình ảnh dòng người lặng yên ngắm nhà thờ như gợi ra trong lòng ta hướng về cái lương thiện, để sống yên vui, có một tâm hồn an lạc, trút đi những lo toan, gánh nặng của cuộc sống ngoài kia như những vị đan sĩ đích thực.

Để khi ánh nắng khuất sâu vào dưới núi, đi dưới rừng thông với con đường nhỏ uốn cong cũng làm cho tâm hồn ta bị giữ lại ở nơi đây một phần nào, vấn vương và thương nhớ…

Văn Hào
(Theo Lao động)

Similar Articles

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Nhiều thế hệ Việt Nam, đã từng quen thuộc với hình ảnh "chú bé loắt

Bắp miệt Cồn

Bắp miệt Cồn

Cồn Hến, nhìn lên cầu Trường Tiền - Ảnh: wikipedia Mỗi lần qua về Cồn Hến,

Tản mạn hành trình bún Việt

Tản mạn hành trình bún Việt

Trong ẩm thực Việt Nam, bún là loại món ăn được ưa thích, có mặt

Bánh ướt dẻo trắng mượt mà…

Bánh ướt dẻo trắng mượt mà…

Chiều chiều, chay xe lên Kim Long ngắm dòng Hương xinh đẹp, tạt vào quán

Đường đến lăng mộ vua Gia Long hơn 100 năm trước khác gì?

Đường đến lăng mộ vua Gia Long hơn 100 năm trước khác gì?

Theo ghi chép cửa Leopold Cadiere, đường đến lăng mộ Gia Long buộc phải đi

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose