Văn hóa Huế | Homepage

Hương Thọ, nơi an nghỉ của 2 vua, 9 chúa

🕔17.Mar 2017
2 vua, 9 chúa triều Nguyễn đều lựa chọn vị thế rất đặc biệt tại xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) làm nơi an nghỉ.
Dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương.

Xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cách TP.Huế khoảng 12km về phía Tây, nằm ở bờ bắc thượng nguồn sông Hương, có diện tích khoảng 47,08 km2 kéo dài từ thôn Cư Chánh đến thôn Định Môn.

Nơi đây là ngã ba Bằng Lãng – nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương.

Với vị thế đất đặc biệt là ngã ba Bằng Lẵng của dòng sông Hương nên vua Minh Mạng (1791 – 1841) đã chọn địa điểm thôn La Khê và vua Gia Long (1762 – 1820) chọn thôn Định Môn (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà) làm nơi xây dựng lăng và an nghỉ cuối đời.

 Lăng vua Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng (trị vì từ năm 1802 – 1820) bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn thành.
Lăng vua Minh Mạng còn gọi là Hiếu Lăng, được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 hoàn thành (trị vì từ năm 1820 – 1841).

Ngoài ra, còn có 9 chúa triều Nguyễn cũng chọn xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) làm nơi an nghỉ là chúa Nguyễn Hoàng (1600 – 1613), Nguyễn Phúc Khoát (1738 – 1765), Nguyễn Phúc Thuần (1765 – 1777) nằm ở thôn La Khê, lăng xoay về hướng chính Bắc và hướng Tây Bắc. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 – 1635), Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) ở thôn Hải Cát, lăng xoay về hướng Nam và Đông Bắc. Chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 – 1648) nằm thôn Liên Bằng, lăng xoay về hướng Bắc. Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725), Nguyễn Phúc Thái (1650-1691) thuộc thôn Kim Ngọc, lăng xoay về hướng Đông Nam và Bắc và chúa Nguyễn Phúc Chú (1725 – 1738) ở thôn Định Môn, xoay mặt về hướng chính Bắc.

 Lăng Trường Cơ, tức lăng chúa Nguyễn Hoàng, nằm bên tả ngạn dòng Tả Trạch (trị vì từ năm 1558 – 1613).
Lăng Trường Diễn, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Nguyên, cách bờ sông Hương khoảng 350m (trị vì từ năm 1613 – 1635).
Lăng Trường Diên, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Lan (1601-1648) nằm bên tả ngạn gần dòng Hữu Trạch, cách bờ sông gần 2km (trị vì từ năm 1635 – 1648).
Lăng Trường Hưng, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Tần (1620-1687) hay còn gọi là lăng Chín Chậu, cách bờ sông Hương khoảng 800m (trị vì từ năm 1648 – 1687).
Lăng Trường Mậu, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Thái, cách bờ sông Tả Trạch chừng 1,5 km trên một quả đồi cao, trước mặt lăng có hồ rộng (trị vì từ năm 1687 – 1691).
Lăng Trường Thanh, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Chu, thuộc tả ngạn dòng Tả Trạch, trước mặt lăng có đồng ruộng (trị vì từ năm 1691 – 1725).
Lăng Trường Phong, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Chú (Thụ) (1697-1738) nằm bên cạnh khe Trường Phong, cách bờ sông Hương gần 2km (trị vì từ năm 1725 – 1738).
Lăng Trường Thái, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) trước mặt lăng là đồng ruộng (trị vì từ năm 1738 – 1765).
Lăng Trường Thiệu, tức lăng chúa Nguyễn Phúc Thuần (1754-1777) cách bờ sông chừng 400m (trị vì từ năm 1765 – 1777).

Điều đặc biệt, các lăng của chúa Nguyễn được xây dựng về cơ bản tương tự như nhau về quy mô và cấu trúc. Các lăng này đều nằm ở phía tây, tây nam Kinh thành Huế, dọc hai bờ sông Hương. Mỗi lăng đều có 2 lớp tường thành hình chữ nhật bao bọc vòng ngoài xây bằng đá bazan nhưng phần mũ thành xây bằng gạch vồ, vòng trong xây hoàn toàn bằng gạch. Chiều cao của các vòng thành tương ứng đều như nhau.

Phần mộ của các Chúa đều xây thấp, phẳng với 2 tầng, xây theo lối giật cấp. Trước mộ có hương án, sau cổng có bình phong trang trí long mã và rồng. Sau lưng mộ cũng có bình phong trang trí rồng cùng kiểu, ghép nổi mành sành sứ hoặc đắp nổi vôi vữa.

Tại các khu lăng thời chúa Nguyễn không thấy có công trình kiến trúc bằng gỗ.

Hà Oai
(Theo Info.net)

Similar Articles

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Nhiều thế hệ Việt Nam, đã từng quen thuộc với hình ảnh "chú bé loắt

Bắp miệt Cồn

Bắp miệt Cồn

Cồn Hến, nhìn lên cầu Trường Tiền - Ảnh: wikipedia Mỗi lần qua về Cồn Hến,

Tản mạn hành trình bún Việt

Tản mạn hành trình bún Việt

Trong ẩm thực Việt Nam, bún là loại món ăn được ưa thích, có mặt

Bánh ướt dẻo trắng mượt mà…

Bánh ướt dẻo trắng mượt mà…

Chiều chiều, chay xe lên Kim Long ngắm dòng Hương xinh đẹp, tạt vào quán

Đường đến lăng mộ vua Gia Long hơn 100 năm trước khác gì?

Đường đến lăng mộ vua Gia Long hơn 100 năm trước khác gì?

Theo ghi chép cửa Leopold Cadiere, đường đến lăng mộ Gia Long buộc phải đi

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose