Văn hóa Huế | Homepage

Những tấm Bình phong trong nhà cổ ở Huế và ý nghĩa phong thủy trong kiến trúc xưa

🕔18.Dec 2017

Từ lâu, xứ Huế được mệnh danh là mảnh đất văn hiến, cố đô với nhiều tinh hoa hội tụ, tuy nhiên một điều không phải ai cũng biết rằng bình phong là một “sản phẩm đặc trưng” của đất Thừa Thiên.

Huế xưa nay vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất phong thủy. Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, những tấm bình phong đương nhiên là những yếu tố không thể thiếu.

Bức bình phong xứ Huế thường được làm bằng vôi, gạch, hay chè tàu, bông cẩn. Sau bức bình phong thường là hòn non bộ và bể cạn – yếu tố minh đường trong phong thủy làm nên một vũ trụ thu nhỏ theo quan niệm hướng nội. Hiện nay vẫn còn rất nhiều bình phong cổ rải rác trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Những tấm bình phong là nét đặc trưng trong những căn nhà cổ ở Huế (Ảnh: danviet)

Những tấm bình phong gồm đủ loại chất liệu như gỗ, đan mây, vải, đá, gạch… song phổ biến nhất là loại bình phong xây bằng gạch đá, có kích thước lớn, ở ngoài trời.

Thường được trang trí công phu bằng cách chạm trổ, ghép sành sứ với các biểu tượng và mô típ: phúc- lộc- thọ- hỷ hay các linh vật như long, lân, quy, phụng, long mã…

Người xưa tin rằng “long mã” là hóa thân của kỳ lân, một trong tứ linh (long, lân, quy, phụng), là linh vật báo hiệu điềm lành; là biểu tượng của sự thông thái, trường thọ, hạnh phúc.

Chính vì vậy hình ảnh “long mã” thường được gia chủ lựa chọn rất nhiều để trang trí cho tấm bình phong của nhà mình, vừa để trang trí, vừa có công dụng phong thủy.

Long Mã trang trí trên cổng vào lăng mộ vua Tự Đức (Ảnh: dantri)

Trong đời sống văn hóa Huế, người Huế dựng bình phong ngay sau cửa ngõ để ngăn chặn các loại uế khí và độc khí phát sinh từ các vật lạ thâm nhập vào nhà gây các yếu tố bất lợi cho gia chủ. Đồng thời, khiến cho căn nhà trở nên ấm cúng, an toàn hơn.

Cũng vì lý do này mà trong tổng thể kiến trúc, các bức bình phong được xây dựng ngay trước mặt tiền của nhà, nằm ngay sau cửa ngõ.

Dù giàu hay nghèo, trong khuôn viên nhà của Huế xưa thường có cho mình một bức bình phong án ngữ ngay mặt tiền ngôi nhà. Tùy theo nhu cầu, điều kiện, những bức bình phong cũng được làm từ những chất liệu khác nhau như gỗ, gạch, mây, đá, cây cảnh, tre, trúc.. nhưng phổ biến nhất vẫn là những bức bình phong xây bằng gạch đá được trang trí, chạm trổ công phu bằng cách ghép sành sứ.

Kết cấu nhà vườn và những tấm bình phong trước hoặc sau nhà ở những nhà cổ Huế (Ảnh: danviet)

Hiện nay ở Huế, những bức bình phong được làm theo cách này còn khá nhiều tại Kim Long hay lăng Tự Đức. Đó đều là những bức bình phong khảm sành sứ được đánh giá đẹp nhất nước. Không chỉ có ý nghĩa về mặt phong thủy, về sau bình phong còn kiêm thêm chức năng trang trí mỹ thuật trong kiến trúc nhà cổ truyền thống.

Thùy Dương
(Theo hue.tintuc.vn)

Similar Articles

Đệ Ngọc Lâm công chúa và những câu chuyện lịch sử

Đệ Ngọc Lâm công chúa và những câu chuyện lịch sử

Cổng và bình phong đệ Ngọc Lâm công chúa 1. Mở đầu Hệ thống phủ đệ xưa

Tìm thấy lời giải cho bức tranh thứ sáu trên tường cung An Định

Tìm thấy lời giải cho bức tranh thứ sáu trên tường cung An Định

âu chuyện bí ẩn của bộ tranh tường trong cung An Định vẫn bỏ ngỏ

Bức cảnh dựng trên bàn thờ gia tiên vùng Huế

Bức cảnh dựng trên bàn thờ gia tiên vùng Huế

Theo truyền thống, cảnh dựng là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng

Nghiên cứu Tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế – Phần 1: Lịch sử Quần thể Di tích Cố đô Huế và Hành trình Di sản

Nghiên cứu Tái thiết Điện Cần Chánh, Hoàng Thành Huế – Phần 1: Lịch sử Quần thể Di tích Cố đô Huế và Hành trình Di sản

Quần thể Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hoá đầu tiên của

Con ngựa trong các khu lăng mộ vua Nguyễn biểu tượng cho điều gì?

Con ngựa trong các khu lăng mộ vua Nguyễn biểu tượng cho điều gì?

Vào tham quan lăng mộ các vua nhà Nguyễn ở Huế, du khách thường bắt

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose