Văn hóa Huế | Homepage

Hiến kế để áo dài ‘phục sinh’ trên đất Huế

🕔19.Mar 2019

Ngày 16/3, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu áo dài Huế. Có thể nói, hình ảnh chiếc áo dài đã đóng góp phần quan trọng tôn lên vẻ đẹp của không chỉ phụ nữ Huế hay Việt Nam, mà tất cả mọi phụ nữ.

Đừng tầm thường hóa áo dài

Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên thời gian trước đây, nhiều du khách từ Hà Nội, Sài Gòn ùn ùn kéo nhau đến Huế may áo dài, giờ thì rất ít.

Hien ke de ao dai 'phuc sinh' tren dat Hue
Thiếu nữ Huế với tà áo dài tím nên thơ. Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh

Theo ý kiến của nhà thiết kế Minh Hạnh, để duy trì thương hiệu áo dài Huế, người làm nghề cần truyền lửa cho thế hệ trẻ. Cần  xây dựng quy trình may áo dài nhanh, trang trí trên áo dài phải có những điểm xuyết nhất định.

Đề cập đến xây dựng thương hiệu tập thể áo dài Huế, TS.Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KHCN – nhận định áo dài Huế có một giá trị vô cùng to lớn, đồng thời nhãn hiệu tập thể áo dài Huế về mặt pháp lý đã ổn và giữ được nét Huế, yếu tố của Huế trong nhãn hiệu đấy.

Riêng về thiết kế phải đổi mới, làm mới chiếc áo dài, làm mới để thích nghi với thị trường. Áo dài Huế, nếu chỉ để ca tụng nhưng không sử dụng được trong đời sống, thì sẽ rất đáng buồn.

“Không tầm thường hóa áo dài, phải để áo dài ở một vị trí thiêng liêng nhất. Không có nơi nào ở Việt Nam có áo dài tím ngoài Huế. Thương hiệu áo dài Huế có nhiều tranh cãi, nhưng áo dài tím Huế thì không thể ai tranh cãi.  Cái chữ “tím” đó nó có từ trong lịch sử và nó mặc định rằng áo dài Huế là màu tím, với nón bài thơ, với mái tóc thề. Chúng ta giữ lại những hình ảnh đó để xây dựng thương hiệu, đó là sở hữu trí tuệ mà lịch sử đã trao lại cho Huế”, NTK Minh Hạnh chia sẻ. Huế có chất liệu truyền thống zèng – loại thổ cẩm của người dân tộc thiểu số Tà Ôi, đây là một giá trị cần bảo vệ triệt để, vì đó chính là giá trị bản địa.

Hien ke de ao dai 'phuc sinh' tren dat Hue
Không có nơi nào ở Việt Nam có áo dài màu tím ngoài Huế

Cũng theo đề xuất của NTK Minh Hạnh, Huế cần có phố đi bộ áo dài, không gian áo dài được tổ chức bởi những người làm thương mại chuyên nghiệp. Dĩ nhiên, đó phải là những người có tâm huyết, chịu hy sinh và tính kiên trì.

Xây dựng trung tâm lễ phục tại Huế

TS.Trần Đình Hằng – Phân viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế – chỉ rõ, Huế hiện thiếu vắng một tổ hợp đa chức năng, địa chỉ để quảng bá giới thiệu di sản văn hóa đặc trưng này thành một sản phẩm du lịch độc đáo, mang nhiều lợi thế so sánh.

Trong đó, sang trọng hóa sản phẩm từ sức sống cội nguồn lịch sử văn hóa cung đình – quý tộc thượng lưu xứ Huế cũng như tìm phương thức, chiến lược truyền thông sang trọng cho sản phẩm đó là hướng đi khả dĩ mang lại lợi nhuận cao, tránh tình trạng tầm thường hóa sản phẩm, thành những “thường phẩm”.

Áo dài và rộng hơn là lễ phục truyền thống Huế, phải là những thượng phẩm, kết tinh từ những “bàn tay vàng”, với kiểu cách, họa tiết, chất liệu sang trọng, công phu… của một trung tâm lễ phục truyền thống tin cậy.

Hien ke de ao dai 'phuc sinh' tren dat Hue
Áo dài tím, nón bài thơ – nét riêng của Huế 

Du khách cần được đáp ứng các nhu cầu như tham quan không gian trưng bày, mua sắm – thực hành – trải nghiệm – học nghề ở một trung tâm lễ phục truyền thống Huế đáng tin cậy, kể cả trong thời gian ngắn nhất, với đòi hỏi khắt khe về kiểu dáng, chất liệu…

Trung tâm này được cấu thành từ nhiều không gian, tạo thành một tổ hợp đa chức năng, như: lễ tân, bảo tàng, trưng bày, giới thiệu, sản xuất và mua bán sản phẩm (với nhiều mẫu lễ phục, kể cả album, 3D, video, với các chuyên gia tư vấn tâm huyết, chuyên nghiệp).

Để tôn vinh áo dài Huế không phải chỉ là chất liệu, kiểu dáng mà chính những câu chuyện lịch sử, những yếu tố  của cố đô Huế đằng sau chiếc áo dài mới là quan trọng.

Khi khách mua áo dài người ta mua giá trị sản phẩm về yếu tố tinh thần đó lớn hơn nhiều so với giá trị vật chất đem lại bộ áo dài.

Hien ke de ao dai 'phuc sinh' tren dat Hue

“Khai thác giá trị tinh thần của Huế trong áo dài Huế, lúc đó sự quảng bá mới nâng lên, không bị lẫn chung áo dài Việt Nam. Áo dài Huế là một nhãn hiệu tập thể, nếu từ bỏ địa danh Huế thì sẽ không còn giá trị thông thường của Huế nữa”, TS.Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KHCN- nhận định.

Thuận Hóa

Similar Articles

Huế và hoàng mai

Huế và hoàng mai

Ký ức một thời lại về trong mỗi người, mỗi gia đình khi sắc màu

Đặc sản của Huế

Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức

Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Huế

Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Huế

Ngay từ những ngày đầu tìm đất lập làng, người Việt nói chung, người Việt

Ai còn lồng nhãn nữa không?

Ai còn lồng nhãn nữa không?

Trả lời cho câu hỏi này của tôi, nhiều chủ vườn có nhãn ở Kim

Những “ngôi chùa di động”

Huế là nơi mà Phật giáo vẫn còn giữ được sự trang nghiêm, thiền vị;

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose