Văn hóa Huế | Homepage

Mõ Huế xuất ngoại

🕔04.Jan 2016
Nghệ nhân Lê Thanh Liêm (42 tuổi, P.Thủy Xuân, TP.Huế) không chỉ đưa thương hiệu mõ Huế đi khắp các tỉnh thành trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
Theo nghệ nhân Lê Thanh Liêm (áo trắng), một chiếc mỏ chất lượng không chỉ đẹp bên ngoài mà còn phải âm vang

Theo nghệ nhân Lê Thanh Liêm (áo trắng), một chiếc mỏ chất lượng không chỉ đẹp bên ngoài mà còn phải âm vang – Ảnh: T.Khoa

Mõ là một dụng cụ khá quen thuộc ở các chùa chiền. Nói đến mõ, người ta thường nhắc đến nghệ nhân Lê Thanh Liêm, một người làm mõ nổi tiếng trên đất cố đô. Những chiếc mõ do ông làm không chỉ có mặt ở những ngôi chùa lớn nhỏ ở Huế như Từ Đàm, Từ Hiếu, Linh Mụ, Tường Vân, mà còn vào nam ra bắc và thậm chí là xuất sang các nước như Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Canada…

Theo ông Liêm, một chiếc mõ chất lượng không chỉ đẹp với những hình chạm trổ bên ngoài mà quan trọng là âm thanh phát ra. Âm càng vang càng trong thì càng hay. Để làm được điều này không dễ. Gỗ phải là gỗ nguyên khối, tốt nhất là gỗ mít. Gỗ mít thường mềm, dễ đục, tiếng vang trong. Mít dùng làm mõ ít nhất phải 10 năm tuổi trở lên, chỉ dùng lõi phía trong.

Mõ có nhiều kích thước khác nhau, có hàng chục loại tùy yêu cầu của khách hàng. Cái nhỏ nhất có đường kính 10 cm. Cái lớn nhất khoảng 1 m. Mõ lớn này phải làm từ cây mít có tuổi hơn 200 năm. Một thợ giỏi phải làm mõ loại lớn này trong nhiều tháng mới xong. Hoa văn của mõ Huế thường là cá hóa rồng, dây lá, thư pháp…

“Gia đình tôi nhiều đời làm mộc. Tôi gắn bó với nghề này từ năm 17 tuổi. Lúc đầu làm đủ loại từ bàn, ghế, tủ, cửa… trong đó có mõ. Những chiếc mõ luôn cuốn hút và tôi chuyển sang chuyên sản xuất mõ như ngày nay. Mặc khác tôi thấy thị trường rất có tiềm năng với hệ thống chùa chiền ngày càng nhiều. Trong khi rất ít người làm mõ. Không ít lần tôi thất bại vì mỏ không đạt thanh âm. Tôi phải đến nhiều thợ giỏi xin kinh nghiệm. Sau thì cũng đạt như mình mong muốn. Chiếc mõ nhìn rất đơn giản nhưng khá kỳ công”, ông Liêm chia sẻ.

Hiện tại, cơ sở của ông có 6 thợ. Mỗi năm làm trên 1.000 chiếc mõ từ nhỏ đến lớn. Trong đó có gần một nửa là đơn đặt hàng ở các nước Mỹ, Pháp, Canada, Ấn Độ… mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Trong dịp Festival làng nghề truyền thống Huế 2015 vừa qua, gian hàng của nghệ nhân Lê Thanh Liêm thu hút đông đảo du khách bởi những chiếc mõ độc đáo. Hay tại triển lãm mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông Liêm từng trưng bày chiếc mõ “khổng lồ” tạc tượng Phật Di Lặc nặng 120 kg, cao 1,5 m. Dùi dài hơn một mét. Trên chiếc mõ có khắc dòng chữ: “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long”. Chiếc mõ khồng lồ này có ưu điểm, khi dùng dùi để gõ thì phát ra âm thanh lớn, vọng như tiếng trống.

“Mõ là một trong những vật dụng quan trọng của nhà chùa, người theo đạo Phật. Nó mang cái gì đó linh thiêng nên mỗi một cái mõ mình phải làm nó bằng tất cả tấm lòng mình, sao có thể tốt nhất, hay nhất có thể…”, ông Liêm nói.

Tuyết Khoa
(Theo Thanh niên)

 

Similar Articles

Cây châu Phi và điệp vàng gây thương nhớ ở đô thị di sản Huế

Cây châu Phi và điệp vàng gây thương nhớ ở đô thị di sản Huế

Là đô thị di dản, "Thành phố xanh quốc gia", cố đô Huế có hệ

Gánh bún tinh mơ

Gánh bún tinh mơ

5g sáng, nhiều người vừa tạt xe vào lề đường với niềm háo hức sẽ

Huế và hoàng mai

Huế và hoàng mai

Ký ức một thời lại về trong mỗi người, mỗi gia đình khi sắc màu

Đặc sản của Huế

Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức

Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Huế

Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Huế

Ngay từ những ngày đầu tìm đất lập làng, người Việt nói chung, người Việt

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose