Có phải cầu Trường Tiền sáu vài, mười hai nhịp?
[Văn hóa Huế] – Xứ Huế có chiếc cầu Trường Tiền nổi tiếng, từ lâu đã đi vào thơ ca nhạc họa như một nét đẹp biểu trưng của miền đất sông Hương núi Ngự. Ca dao Huế có câu:
“Cầu Trường Tiền sáu vài, mười hai nhịp
Em qua không kịp tội lắm anh ơi
Mấy lâu ni mang tiếng chịu lời
Có xa nhau chăng nữa, cũng tại ông trời mà xa.”
Chẳng rõ câu ca dao ấy ra đời từ bao giờ song không một bà mẹ Huế nào lại không một lần nhắc đến nó qua những khúc hát ru con. Hình ảnh cầu Trường Tiền đã đi vào tiềm thức cùa bao lớp người Huế như một nét dịu ngọt cùa quê hương nên câu ca dao trên cũng trở nên bất biến, vĩnh hằng và cũng chẳng ai nghĩ đến chuyện tìm hiểu nó cho kỹ lưỡng. Tôi cũng vậy. Đã bao lần qua lại cầu Trường Tiền và được nghe câu ca dao ấy, nhung chẳng bao giờ hỏi để ý chuyện cầu Trường Tiên có mấy vài? Mấy nhịp?
Cho đến một ngày, nhân chuyến du ngoạn với du khách trên sông Hương bằng thuyền rồng du lịch, khi ngang cầu Trường Tiền, một vị khách ngước mắt trông cầu, rồi nảy thắc mắc: “Có phải ”Cầu Trường Tiền sáu vài, mười hai nhịp ” hay không? Nếu thế thì đâu là vài? đâu là nhịp?”. Một câu hỏi khó, xứng cho tôi phải cất công đi tìm lời giải đáp.
Tìm đọc trong cuốn “Ca dao xứ Huế”. Bình giải của Ưng Luận, thấy tác giả tuy cố gắng giải vấn nhưng lại bày tỏ băn khoăn: “Cầu Trường Tiền chỉ có sáu vài. Nếu vài đồng nghĩa với nhịp thì cũng chỉ có sáu nhịp. Đây nói mười hai nhịp là muốn nói mỗi vài có hai nhịp cong cong ở hai bên chăng?” Tôi e không phải như thế.
Cái gọi là vài cầu (hay vì cầu), theo Từ điển tiếng Việt, “là kết cấu nối hai nhịp giữa hai mố cầu và tựa lên các mố đó“, còn nhịp cầu cũng theo từ điển này là “khoảng cách giữa hai trụ cầu và mổ cầu liền nhau”. Từ điền Việt Pháp đo Lê Khả Kế chủ biên” và “Pháp Việt từ điển” của Đào Duy Anh và của Viện KHXH Việt Nam đều dùng chữ travée cho từ mục “nhịp cầu” và đưa ra các ví dụ: un pont a sept travées (cầu bảy nhịp); pont de quatre travées (cầu bốn nhịp). Từ điển Anh Việt của Bùi Phụng và Từ điền Anh Việt của Bùi Kim Nở đều dùng chữ “span” hoặc “bridge span” cho nghĩa nhịp cầu. “Span” còn có nghĩa là chiều dài, dùng để chì khoảng cách: span of a bridge (chiều dài của một vế cầu). Còn vài/vì cầu thì tôi không tìm được từ mục tương ứng bằng tiêng Anh và tiếng Pháp trong các cuốn từ điển nói trên.
Cầu Trường Tiền xưa là cầu Thành Thái
Tôi tiếp tục tìm đọc những tạp chí kỹ thuật liên quan đến nghề cầu đường và thắc mắc với những kỹ sư cầu cống về khái niệm vài và nhịp. Cuối cùng, tôi cũng thâu thập được đôi chút thông tin về cái gọi là vài cầu và nhịp cầu. Theo đó,vài cầu là một khái niêm cụ thể để gọi tên một cấu kiện kiến trúc, có tác dụng thay đổi moment lực, chuyển từ lực tác động xuống một điểm trên cầu (do người và vật đi qua) thành lực dàn đều trên mặt cầu, tránh sự cộng hưởng lực, nguy hại cho tuổi thọ chiếc cầu; còn nhịp cầu là một khái niệm trừu tượng để chỉ một khoảng không gian giữa hai trụ cầu hoặc giữa một trụ cầu với mố cầu. Nhu vậy, vài cầu là cấu trúc vật thể góp phần tạo nên nhịp cầu.
Đem những hiểu biết trên soi vào cầu Trường Tiên, mới hay, cầu Trường Tiền thực sự là “mười hai vài, sáu nhịp”chứ không phải là “Sáu vài, mười hai nhịp” như ca dao dã ghi nhận. Bởi lẽ, cầu này có năm trụ ớ giữa, cùng với hai mổ cầu ở hai đâu, chia chiếc cầu ra sáu khoảng không gian bằng nhau (sáu nhịp). Mỗi nhịp cầu có hai chiếc vài duyên dáng, xinh xinh ở hai bên để tạo nên một nét đẹp riêng của cầu Trường Tiền và của Huế, cho dù kiểu kiến trúc cầu Trường Tiền không phải chỉ riêng Huế mới có.
Tuy kiến giải như trên nhưng tôi không có ý cho rằng dân gian đã nhầm lẫn khi sáng tác câu ca dao trên. Dân gian vốn biết rất rõ cầu Trường Tiền chỉ có sáu nhịp nên mới có câu ca dao:
“Chợ Đông Ba đem ra góc thành
Cầu Trường Tiền sáu nhịp bến đò Ghềnh bắc ngang”.
Hay…
“Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hồ đợi khúc âu ca thái bình”
Theo tôi, vì ca dao là một loại văn vần, nên để thuận tai, dể có vần, có điệu, các tác giả dân gian đã đổi từ “mười hai vài, sáu nhịp” sang “sáu vài mười hai nhịp”. Khống chỉ đảo chữ để lấy nhịp, trong một câu ca dao khác, cũng nói về cầu Trưởng Tiên, còn hiện tượng ép vần để câu ca dao được hay hơn, dễ nghe hơn:
“Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi-moong
Ơi người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn với ta”
Vì muốn họp vần “on” vói chữ “con” (câu 3) và chữ “tròn” (câu 4), các tác giả dân gian đã phiên âm chữ ciment, tiếng Việt đọc gần như xi-măng thành xi-moong.
Tản mạn đôi dòng về chuyện vài, chuyện nhịp của cầu Trường Tiền, tôi hoàn toàn không có ý muốn sửa chữa câu ca dao trên, mà chỉ nhằm góp phần giải đáp thắc mắc của du khách đến thăm Huế (và của một vài người Huế nữa). Có chi chưa phải phép, kính mong quý độc giả lượng thứ và chỉ giáo. Tôi luôn sẵn lòng ghi nhận.
Mùa hạ 1994
Theo Trần Đức Anh Sơn
Similar Articles
Giai thoại kỳ bí về “cửu vị thần công” ở cố đô Huế: Người dân đi qua đều cúi đầu chào
Cố đô Huế nổi tiếng với những bảo vật cung đình, là minh chứng cho
Cách phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am
Không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng như
Lầu Minh Viễn trong thơ Minh Mạng
Nguyễn Huy Khuyến Lầu Minh Viễn là một công trình kiến trúc nổi tiếng trong