Văn hóa Huế | Homepage

Thích về làng sống

🕔10.Jun 2018

Chưa có một thống kê đầy đủ có bao nhiêu người giàu thành thị chuyển về quê sinh sống, hoặc xây dựng nhà rồi cuối tuần về ở, tuy nhiên, số lượng này cũng khá nhiều hiện nay. Ở đó, họ cảm thấy yên bình để hưởng cuộc sống yên bình.

Xây nhà đẹp, có vườn trồng rau

Nếu ai đó một lần qua trung tâm xã Bình Điền, thị xã Hương Trà sẽ thấy có nhiều ngôi nhà đẹp mọc lên. Theo tìm hiểu của tôi, những căn nhà này không phải của người dân bản địa nơi đây mà của những cư dân TP. Huế lên đây mua đất làm nhà để cuối tuần cả gia đình về đây sinh hoạt. Chú Ngô Khám, một người dân ở Bình Điền, nói rằng: “Những ngôi nhà đẹp này xây dựng cách đây hơn chục năm, toàn những người giàu có ở Huế. Họ lên đây, người mua ít nhất cũng phải hơn 1.000m2 vừa để làm nhà, đồng thời làm vườn, hàng ngày họ thuê người trông coi nhà, chăm sóc vườn, cuối tuần cả nhà họ đi ô tô lên đây sinh hoạt.

Ở Thủy Biều, dù là phường của TP. Huế, song vẫn còn mang đậm chất nông thôn. Ở đây vườn cây xanh tốt, khí hậu mát mẻ (do nằm dọc sông Hương) nên cũng là nơi được các nhà giàu chọn mua đất làm nhà, làm vườn. Anh Nguyễn Trí, ở đường Bà Triệu, Huế, người mới lên đây mua hơn 700m2 đất làm một căn nhà hai tầng khang trang và quy hoạch làm một sân vườn trồng rau sạch nói với tôi: “Cuộc sống ở thành phố bức bí quá, nhà san sát nhau, tiếng ồn đô thị ngày một nhiều khiến cho cuộc sống người dân của chúng tôi vô cùng mệt mỏi”.

Anh Ngô Vui, chủ cửa hàng tạo hóa lớn ở Huế về Thủy Thanh (gần cầu ngói Thanh Toàn), thị xã Hương Thủy mua đất làm nhà mấy năm nay cho hay: “Cuộc sống đô thị quá nhiều sức ép, người luôn luôn mệt mỏi. Chính vì vậy, nhiều năm trước, gia đình tôi quyết định về Thủy Thanh mua đất làm nhà. Cả ngày hai vợ chồng lên đây bán hàng, các con đi làm, đi học ở Huế, tối về quê ngủ, cuộc sống cảm thấy thú vị hơn rất nhiều”.

Khoảng cách không xa

Khoảng cách giữa nông thôn và thành thị hiện nay đã không còn xa, bởi tốc độ đô thị hóa đã lan tỏa đến vùng quê, nơi ấy đời sống người dân ngày một nâng lên đáng kể, đường nhựa, bê tông hóa cũng đã về đến khu dân cư rất thuận lợi cho việc đi lại; hệ thống điện, nước đã phủ kín đến từng hộ dân. Tuy là vậy, song ở quê vẫn còn gìn giữ nếp sống, nếp sinh hoạt bình dị, gần gũi và yêu thương. Ở đó, vẫn còn những vườn trái cây ngọt lịm, thơm nồng, những cánh đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những mảnh vườn rau xanh ngắt, đâu đó vẫn còn tiếng gà gáy ban mai…

Anh Hoàng Trọng Thọ, nguyên Giám đốc Nhà hát Hòa Bình, TP. Hồ Chí Minh, xa quê hương Thủy Biều chừng mấy chục năm rồi, trước khi về hưu cả chục năm, anh và vợ đã quyết định về quê xây dựng nhà cửa, làm nương, làm vườn những lúc nghỉ phép. Nay, khi đã về hưu anh và chị trở về Thủy Biều sinh sống. Anh nói: “Không chỉ có hai vợ chồng tôi thích về làng sinh sống đâu, mà các con tôi cũng vậy, năm nào chúng cũng về và nói sau này chúng nghỉ hưu sẽ về đây sinh sống luôn. Phải công nhận rằng, sống ở làng thích thật, vừa hưởng được bầu không khí trong lành, thực phẩm cái gì cũng có, cái gì cũng rẻ và an toàn do chính người dân trong làng làm ra. Hơn nữa, từ đây về Huế quá gần, chỉ hơn 6km”.

Còn anh Nguyễn Ngọc Minh, người con xứ Huế nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hiện là Tổng giám đốc một công ty may mặc lớn ở Hà Nội nói: “Quê nội tôi ở Thủy Xuân (Huế) vừa rồi mình có dịp về quê giỗ ông bà, thấy vùng quê yên bình quá nên đã quyết định mua một mảnh vườn rộng mấy trăm mét vuông ở đây vừa làm nhà vừa làm vườn để mỗi dịp rảnh về quê nghỉ dưỡng cho thỏa thích”.

Văn Đình Thuận
(Theo Báo Thừa Thiên Huế)

Similar Articles

Sinh hoạt văn hóa dân gian ở đình làng Tết Huế

Sinh hoạt văn hóa dân gian ở đình làng Tết Huế

Vui chơi giải trí sinh hoạt văn hóa dân gian, vào dịp tết đến xuân

Màu tết ở Đông Ba

Màu tết ở Đông Ba

Tết Nguyên đán đã đến gần. Những ngày này, cùng với tiết trời hửng nắng

Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Huế

Tín ngưỡng thờ thủy thần ở Huế

Ngay từ những ngày đầu tìm đất lập làng, người Việt nói chung, người Việt

Ai còn lồng nhãn nữa không?

Ai còn lồng nhãn nữa không?

Trả lời cho câu hỏi này của tôi, nhiều chủ vườn có nhãn ở Kim

Dấu ấn di sản cung đình nhà Nguyễn trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Huế

Dấu ấn di sản cung đình nhà Nguyễn trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Huế

Trong quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose