Văn hóa Huế | Homepage

Những “thân cò” mưu sinh trên phá Tam Giang

🕔25.Jun 2017

Mỗi ngày trên phá Tam Giang TT Huế có hàng chục phụ nữ nghèo ngụp lặn nhiều giờ liền để dậm trìa kiếm sống, việc đó đã diễn ra nhiều năm nay.

Nếu ai đến với Cồn Tộc thuộc phá Tam Giang (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) những ngày này, sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh hàng chục người phụ nữ, trẻ em vẫn cần mẫn ngụp lặn, ngâm mình hàng giờ liền dưới nước lợ để bắt ngao (dậm trìa).

Hàng chục người phụ nữ nghèo đã sống bằng nghề dậm trìa hàng chục năm trên phá Tam Giang.

Hàng chục người phụ nữ nghèo đã sống bằng nghề dậm trìa hàng chục năm trên phá Tam Giang.

 Vật dụng không thể thiếu của họ mỗi khi dậm trìa là những thùng xốp, chậu, và thuyền nếu có.

 Vật dụng không thể thiếu của họ mỗi khi dậm trìa là những thùng xốp, chậu, và thuyền nếu có.

Đây là công việc mà nhiều người dân nơi đây cho là nghề chính để mưu sinh hàng ngày, có người đã gắn liền với công việc này hàng chục năm nay.

Mùa trìa ở phá Tam Giang thường bắt đầu từ đầu mùa xuân và kéo dài tới hết tháng 7 hàng năm. Mỗi ngày, những người phụ nữ cũng như trẻ nhỏ ở đây bắt đầu ra phá dậm trìa từ khoảng 8h sáng đến 2h chiều, công việc của họ diễn ra liên tục và phải ngâm mình hàng giờ liền dưới nước lợ.

Mệ Lương Thị Tẹo (75 tuổi) cho hay: “Những người đi dậm trìa ở đây mỗi ngày chỉ ăn 2 bữa là sáng và chiều thôi. Tuy ngâm mình dưới nước lâu, rất đói bụng, nhưng vẫn phải bắt cho đủ một lần vài chục cân mới về”.

Để bớt đi cái nóng trên đầu và cái lạnh dưới nước, họ thường mặc nhiều áo quần, đội nón và quấn khăn.

Để bớt đi cái nóng trên đầu và cái lạnh dưới nước, họ thường mặc nhiều áo quần, đội nón và quấn khăn.

Một phụ nữ hút thuốc để xua đi cái lạnh.

Một phụ nữ hút thuốc để xua đi cái lạnh.

Nhiều em nhỏ cũng ra phá dậm trìa cùng cha mẹ.

Nhiều em nhỏ cũng ra phá dậm trìa cùng cha mẹ.

Những “thân cò” mưu sinh trên phá Tam Giang

Họ cho biết mỗi cân trìa hiện tại bán cho thương lái với giá chỉ 1.500 đến 2.000 đồng /1kg. Nếu chăm chỉ, mỗi ngày họ có thể bắt được khoảng 50 cân trìa, kiếm từ 70 đến 80 nghìn đồng một người. Nếu không bán tươi mà đưa về luộc thấy thịt bán thì giá sẽ cao hơn.

Ở đây, nhiều người đã theo nghề này hàng chục năm nay, những đôi bàn tay của họ đã trở nên chai sạn vì thường xuyên tiếp xúc với bùn với nước lợ.

Bà Ngạn cho hay, đã dậm trìa kiếm sống ở đây từ khi còn rất trẻ, tính ra cũng hơn 20 năm ngụp lặn với con nước nơi đây. Nếu bỏ thì cũng không biết làm nghề gì để sống.

Những “thân cò” mưu sinh trên phá Tam Giang

 Mỗi ngày họ phải ngâm mình vài giờ đồng hồ để có thể kiếm được khoảng 50 cân trìa.

 Đôi bàn tay của những người phụ nữ đã chai sạn vì tiếp xúc với bùn, với nước nhiều năm.

Đôi bàn tay của những người phụ nữ đã chai sạn vì tiếp xúc với bùn, với nước nhiều năm.

Nụ cười của 2 người 'đồng nghiệp' khi bắt được mẻ trìa lớn.

Những “thân cò” mưu sinh trên phá Tam Giang

Công việc này không quá dễ dàng, nhưng với kinh nghiệm nhiều năm, những người phụ nữ nơi đây đã dần quen với cái nắng trên đầu, chịu được cái lạnh dưới nước.

Những “thân cò” mưu sinh trên phá Tam Giang

Những “thân cò” mưu sinh trên phá Tam Giang

 Thành quả sau nhiều giờ ngụp lặn.

Phá Tam Giang là nơi mưu sinh của hàng chục người phụ nữ nghèo nhiều năm nay.

Phá Tam Giang là nơi mưu sinh của hàng chục người phụ nữ nghèo nhiều năm nay.

Với cuộc sống vất vả, kiếm được vài chục nghìn mỗi ngày là một niềm hạnh phúc với nhiều người nơi đây. Điều đó trở thành động lực để họ gắn bó với nghề dậm trìa trên phá Tam Giang hàng chục năm nay.

Hải Long
(Theo Pháp luật)

 

Similar Articles

Cây châu Phi và điệp vàng gây thương nhớ ở đô thị di sản Huế

Cây châu Phi và điệp vàng gây thương nhớ ở đô thị di sản Huế

Là đô thị di dản, "Thành phố xanh quốc gia", cố đô Huế có hệ

Chùa Tra Am – chốn tiêu diêu

Chùa Tra Am – chốn tiêu diêu

Tra Am là ngôi chùa mà tôi biết sớm nhất ở Huế. Đó là khi

Gánh bún tinh mơ

Gánh bún tinh mơ

5g sáng, nhiều người vừa tạt xe vào lề đường với niềm háo hức sẽ

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Nhiều thế hệ Việt Nam, đã từng quen thuộc với hình ảnh "chú bé loắt

Buồn vui chuyện… rác

Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose