Văn hóa Huế | Homepage

Du lịch sông An Cựu

🕔19.May 2020
Sông An Cựu nằm phía nam Kinh Thành Huế, nhận nguồn nước từ sông Hương chảy qua trung tâm thành phố Huế đến các huyện thị phía Nam rồi đổ vào phá Hà Trung và đầm Cầu Hai.Con sông gắn liền với một chuỗi các di tích lịch sử , văn hoá , tâm linh phong phú và đa dạng, trong đó, nổi bật và tiêu biểu nhất là cung An Định nằm trong quần thể di tích Cố Đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Tuy nhiên việc đưa sông An Cựu vào khai thác du lịch đúng với tiềm năng vốn có của một dòng sông mang nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa của cố đô thì vẫn chưa được thực hiện.

Hai  bờ sông An Cựu là nơi tập trung nhiều phủ đệ của các Hoàng thân nhà Nguyễn

Sông An Cựu nổi tiếng với hiện tượng “nắng đục, mưa trong” trái ngược với các dòng sông thông thường. Hiện tượng này gắn với một truyền thuyết nhuốm màu huyền bí của xứ Huế. Tương truyền, trong quá trình đào sông An Cựu, hang động của một con thuồng luồng khổng lồ đã vô tình bị mở. Do vậy, mà mỗi khi trời nắng, con thuồng luồng không chịu được thời tiết nóng nó trở nên dữ tợn vẫy vùng, làm đục ngầu cả dòng nước. Còn những ngày tiết trời mát mẻ, thuồng luồng nằm yên ắng ở trong hang động, dòng sông không bị khuấy đảo, nước sông An Cựu trở nên trong xanh .Chính vì vậy người dân gian vẫn lưu truyền câu ca ” Núi Ngự Bình trước tròn sau méo, Sông An Cựu nắng đục mưa trong”.

Dường như chỉ có con sông An Cựu ở Huế mới có những cây cầu kết nối đôi bờ nhiều như vậy . Trên một đoạn sông chưa đầy 3km mà đã có tới sáu cây cầu bắc qua sông : Cầu An Cựu , cầu Kho Rèn , cầu Phú Cam , cầu Bến Ngự , cầu Nam Giao , cầu Ga. Gắn kết giữa những cây cầu này là những di tích có giá trị văn hoá , lịch sử của kinh đô Huế một thời, như Ga Huế, nhà thờ Phú Cam, cung An Định, Lạc Tịnh viên, phủ Tùng Thiện Vương và nhiều phủ đệ khác nằm dọc hai bờ con sông này. Vậy mà những giá trị tiềm tàng của nó hầu như vẫn chưa được khai thác là bao


Sông An Cựu nổi tiếng với hiện tượng “nắng đục, mưa trong”

Một dòng sông gắn liền với dấu ấn lịch sử, những câu chuyện đời, chuyện người tích tụ theo dòng chảy cùng năm tháng; nếu được bảo tồn như thực thể sống động, phục dựng những câu chuyện mang màu sắc huyền ảo, đậm dấu tích lịch sử có thể khiến du khách cảm nhận nét khác biệt của một cố đô. Do đó, việc xây dựng  các giải pháp nhầm khơi dậy tiềm năng du lịch trên dòng sông An Cựu cần được quy hoạch và tạo dựng một mô hình du lịch mới để du lịch đường sông phát triển và trở thành thương hiệu của Huế.

Nếu dòng sông An Cựu được đánh thức bằng những chính sách phát triển, quy hoạch khoa học thì chắc hẳn sẽ thu hút du khách tìm đến với dòng sông ” nắng đục mưa trong” đầy độc đáo này.

Thanh Nga
(Theo TRT)

 

Similar Articles

Vẽ, viết bậy trên Kỳ Đài: Cần giải pháp mạnh tay hơn

Vẽ, viết bậy trên Kỳ Đài: Cần giải pháp mạnh tay hơn

Nạn vẽ bậy lên di tích Kỳ Đài trước Kinh thành Huế đã kéo dài

Chùa Tra Am – chốn tiêu diêu

Chùa Tra Am – chốn tiêu diêu

Tra Am là ngôi chùa mà tôi biết sớm nhất ở Huế. Đó là khi

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Nhiều thế hệ Việt Nam, đã từng quen thuộc với hình ảnh "chú bé loắt

Bắp miệt Cồn

Bắp miệt Cồn

Cồn Hến, nhìn lên cầu Trường Tiền - Ảnh: wikipedia Mỗi lần qua về Cồn Hến,

Tản mạn hành trình bún Việt

Tản mạn hành trình bún Việt

Trong ẩm thực Việt Nam, bún là loại món ăn được ưa thích, có mặt

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose