Văn hóa Huế | Homepage

Tiếng bồi ở chợ Đông Ba

🕔17.Jun 2017
Chợ Đông Ba từ lâu là nơi buôn bán, mua sắm những vật dụng cần thiết không chỉ phục vụ người dân xứ Huế còn là điểm đến có sức thu hút với du khách nước ngoài trên mảnh đất Cố đô.

Các khách hàng Thái Lan đang được một tiểu thương ở chợ Đông Ba giới thiệu hàng hóa

Dạo một vòng quanh chợ, từ các quán quần áo, vải sợi, giầy dép cho đến các cửa hàng thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức hay các gian hàng bán thức ăn vặt… chúng tôi tò mò lắng nghe những cuộc trao đổi, mua bán giữa các tiểu thương với khách hàng nước ngoài bằng tiếng Anh, Lào, Thái Lan hay Trung Quốc… thì mới thấy được rằng, khả năng nói tiếng bồi của các o, các chị ở chị phong phú và đáng nể.

Chị Nguyễn Thanh Nhàn, chủ tiệm áo quần cho biết: “Rất nhiều tiểu thương buôn bán ở chợ Đông Ba đều có khả năng nói tiếng Anh theo kiểu bồi, thậm chí có người còn biết đến 3-4 ngoại ngữ khác nhau. Dù nói tiếng bồi, nhưng đầu tiên phải học từng từ ngữ như tiếng Việt, ban đầu khó khăn vì e ngại nhưng khi đã quen phát âm rồi có thể học từng câu và tập giao tiếp”.

Vừa nói, chị Nhàn đưa tay chỉ chúng tôi nhìn về gian hàng bán giày dép đối diện, nơi chị chủ quán đang đon đả, giới thiệu sản phẩm cho khách Tây bằng tiếng Anh về xuất xứ, chất lượng, giá cả lưu loát…

Được biết, những tiểu thương ở chợ Đông Ba không học tiếng bồi qua trường lớp hay được đào tạo tại trung tâm, cơ sở nào mà chỉ qua tiếp xúc hằng ngày với du khách nước ngoài và dần dần cũng nói thành thạo.

Những năm về trước, số lượng tiểu thương buôn bán ở chợ biết nói tiếng bồi không nhiều, cho nên để có thể buôn bán tốt không còn cách nào khác là tự cá nhân phải học tiếng Anh theo kiểu bắt chước, tuy không chuẩn xác về mặt phát âm, từ ngữ nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được.

Với các tiểu thương, mẹo học tiếng bồi chỉ cần siêng năng nghe người ta nói câu gì, thì bám vào đó mà hỏi, người không biết tiếng học hỏi người biết hay biết gì nói đó miễn là đừng bao giờ ngại và sợ sai.

Anh Nguyễn Minh Hoàng, hành nghề xe ôm trước cổng chợ kể: “Thời gian đầu học tiếng bồi, không chỉ nói chuyện với khách Tây tôi mới sử dụng tiếng bồi, mà ngay cả lúc nói chuyện với anh em trong nghề, tôi cũng nói tiếng Anh để trao đổi và học hỏi lẫn nhau”.Tiếng bồi đã trở thành một thứ ngôn ngữ thông dụng  không chỉ các tiểu thương mà ngay cả những người mưu sinh với gánh hàng rong hay những người làm nghề xe ôm quanh chợ Đông Ba như anh Hoàng.

Hoàng Hạnh
(Theo TRT)

 

Similar Articles

Vẽ, viết bậy trên Kỳ Đài: Cần giải pháp mạnh tay hơn

Vẽ, viết bậy trên Kỳ Đài: Cần giải pháp mạnh tay hơn

Nạn vẽ bậy lên di tích Kỳ Đài trước Kinh thành Huế đã kéo dài

Chùa Tra Am – chốn tiêu diêu

Chùa Tra Am – chốn tiêu diêu

Tra Am là ngôi chùa mà tôi biết sớm nhất ở Huế. Đó là khi

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Câu chuyện về Đồn Mang Cá

Nhiều thế hệ Việt Nam, đã từng quen thuộc với hình ảnh "chú bé loắt

Đường đến lăng mộ vua Gia Long hơn 100 năm trước khác gì?

Đường đến lăng mộ vua Gia Long hơn 100 năm trước khác gì?

Theo ghi chép cửa Leopold Cadiere, đường đến lăng mộ Gia Long buộc phải đi

Ngôi chùa thanh tịnh rộng 10.000m2 ‘hướng sông Hương, tựa núi Ngự’, được khách du lịch ví như ‘bồng lai tiên cảnh nơi trần thế’

Ngôi chùa thanh tịnh rộng 10.000m2 ‘hướng sông Hương, tựa núi Ngự’, được khách du lịch ví như ‘bồng lai tiên cảnh nơi trần thế’

Huế được xem là vùng đất của những ngôi chùa cổ kính vừa linh thiêng

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose