Văn hóa Huế | Homepage
Festival và bài toán kinh tế cho Huế

Festival và bài toán kinh tế cho Huế

🕔03.May 2014

Festival Huế 2014 đã đến hồi bế mạc, không thể phủ nhận những nỗ lực không biết mệt mỏi của những nhà tổ chức để mỗi kỳ Festival lại mang đến những ngày sôi động, rộn ràng cho Huế muôn đời trầm mặc. Mỗi kỳ Festival, dân Huế lại được trầm trồ trước công nghệ đèn chiếu và sân khấu hoành tráng, dàn âm thanh của thằng này, sự chuyên nghiệp của thằng kia. Rồi hạ màn lại là câu hỏi Festival lời hay lỗ, đóng góp gì cho tăng trưởng?

Hội thảo “Kinh tế hội nhập và kết nối – cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp” tổ chức tại Indochine Palace, trả lời câu hỏi của doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo nên đầu tư cái gì ở Huế? Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, giám đốc Fulbright, cho rằng: khó có thể định hướng phát triển ngành này hay ngành khác theo tư duy chủ quan mà nên đi từ những ngành đã phát triển. Huế thực sự chưa có ngành nào phát triển, kể cả du lịch (đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh ở mức rất khiêm tốn), ngoài bia và y tế nổi lên một tí (cử tọa bình luận rằng nên kết nối từ uống bia vào bệnh viện!!!). Ông Phan Chánh Dưỡng (chuyên gia thực tiễn kinh tế với những sản phẩm đầy ấn tượng như chế xuất Tân Thuận, khu Nam Sài Gòn và Phú Mỹ Hưng…) thì ngược xuôi với Huế 5 ngày cho một câu hỏi: tìm điểm khác biệt, biến bất lợi và khác biệt thành lợi thế!

Festival Huế định hình như những cuộc quảng diễn rầm rộ của văn hóa truyền thống năm châu lục. Nhưng văn hóa Huế và văn hóa cung đình, cái cần đem bán, lại hầu như chưa được chào hàng và bán đúng giá. Tan lễ khai mạc BTC tặng mỗi khách VIP một chai rượu Minh Mạng thang xịn (?!) thì lại bị ông SorryAirline chặn lại gần hết. Những sản phẩm hồn cốt Huế như bông giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình, đồ đồng Sính âm thầm núp bóng vì cứ mãi trông chờ vào ngân sách hoặc được mời thì mới đem ra diễn và bán được. Trong khi bà chủ bột lọc Hàng Me đang hốt bạc, khách đến ăn, khách mua về nhà, khách đặt gửi hàng Sài Gòn, Hà Nội nườm nượp, bán đồ ăn bình dân Huế mà đầy tư duy kinh tế. Bông giấy Thanh Tiên chỉ cần tạo được legend linh thiêng của mình để thay thế hết bông vải Trung Quốc, bông nhựa Sài Gòn trên hầu hết bàn thờ ông bà ở Việt Nam (hay chí ít là người Huế ở Việt Nam và hải ngoại) thì tha hồ hốt bạc và trình diễn, không chừng dân tình giẫm đạp nhau mà về Huế mua như mua ấn đền Trần.

Festival là hội, không thể tổ chức Festival như những cuộc trình diễn rầm rộ, chủ quan. Rồi hạ màn không biết tính tiếp kỳ sau làm cái gì để rầm rộ hơn. Festival là hội, phải để những người tổ chức hội và cả những người đến thưởng lãm hội cùng náo nức, rộn ràng, vui say với lễ hội, không để sự dửng dưng còn lại ở cả khách và chủ khi hạ màn. Có như thế lần sau họ mới nhớ đến hội mà về. Festival là hội, hãy khuyến khích cho những người Huế và yêu Huế tự tổ chức cuộc chơi của mình, hội chim, hội cây cảnh, hội y tế, hội mô hình máy bay tàu lượn, hội tango… Mấy cái hội lẻ tẻ này hình như năm nay mới câu khách được vài khách lẻ nhưng chính thức trả tiền cho Huế, chứ hội lớn chỉ tốn tiền mời khách về xem, cơm bưng nước rót xe đưa.

Festival hay cả Huế đi nữa nếu muốn làm kinh tế hãy tư duy như bà chủ bánh lọc Hàng Me: bán cái thực chất, chọn đúng chỗ, thổi đúng lúc, lấy hồn cốt của Huế xưa mà bán !

Đinh Xuân Ngọc

http://nld.vcmedia.vn/2014/BANDOC1-8b8aa.jpg

Similar Articles

Mưa Huế, lụt Huế

Mưa Huế, lụt Huế

Những ngày xa nhà làm quen với đời sinh viên ký túc xá, mưa Huế

Lụt Huế

Lụt Huế

Đêm nghe nước lên từng hồi. Từ Chi Lăng, Phú Hậu, An Hoà, Tây Lộc

Lụt Huế

Lụt Huế

Khái niệm bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với ông trời xứ Huế cho đến

Quãng nghỉ trong đời

Quãng nghỉ trong đời

Gần đây, rất nhiều người bạn của tôi có mong muốn được trở thành công

Từ chợ quê đến chợ xứ kinh kỳ

Từ chợ quê đến chợ xứ kinh kỳ

Tôi từng là đứa con nít mê chuyện cổ tích và trò chơi bán đồ

Danh mục

Tìm kiếm:



Có thể bạn quan tâmclose